| Hotline: 0983.970.780

Phận nàng dâu thấp cổ bé họng

Thứ Bảy 08/04/2017 , 08:35 (GMT+7)

Chị Kim Cúc, làm nghề buôn bán, tâm sự: “Vợ chồng tôi lấy nhau được gần ba năm và đã có một con gái lên hai tuổi. Vì chưa có chỗ ở riêng nên tôi phải sống chung nhà với mẹ chồng và em chồng..."

Chị Kim Cúc, làm nghề buôn bán, tâm sự: “Vợ chồng tôi lấy nhau được gần ba năm và đã có một con gái lên hai tuổi. Vì chưa có chỗ ở riêng nên tôi phải sống chung nhà với mẹ chồng và em chồng. Khi tôi sinh con, cha mẹ chồng rất thương cháu. Họ thường giành nhau trông nom, ẵm bồng khi tôi đi làm. Nhưng từ khi cô em chồng sinh được con trai, thì ông bà liền chuyển sang cưng nựng cháu trai hơn”.

09-16-51_trng-12-2
Ảnh minh họa

Có lần, trong lúc chị Cúc đang lúi húi chuẩn bị bữa cơm tối cho cả nhà, đứa con gái của chị cứ quấn lấy chân mẹ, nó hết nghịch ngợm mấy món đồ chơi lại chơi với cuốn sách tô màu. Nhìn lên, chị Cúc thấy mẹ chồng đang ẵm con trai của cô em chồng, chị bất giác nhìn xuống con mình mà cảm thấy chạnh lòng.

Chị Cúc còn cho biết thêm, có bữa chị bận việc, nhờ ông bà giữ con dùm. Khi về, chị thấy ông thì ngủ còn bà đang chơi đùa với cháu ngoại mà quên mất cháu con của chị đang ở đâu. Nghe con dâu hỏi, bà mới giật mình: “Chắc con bé loanh quanh gần đây thôi”. Rồi chị hú hồn vì sợ con bé táy máy vào mấy ổ điện, hay té ngã đâu đó thì nguy nhưng may là nó vẫn bình an.

Tâm trạng bức xúc của chị Cúc lên đến cao trào khi cha mẹ chồng tuyên bố: “Giờ ông bà chăm cháu ngoại cũng đủ mệt rồi, không đủ sức để trông cùng lúc cả hai đứa”.

Thế là mỗi ngày, trước khi đi bán hàng, chị phải đem con sang nhà ông bà ngoại gửi, chiều đi bán xong lại đến đón về. Đứa con gái chị Cúc tuy còn nhỏ nhưng có vẻ hiểu chuyện, mỗi khi thấy ông bà nội suốt ngày tranh nhau bế em, mua đồ chơi đẹp cho em, nó lại lủi thủi chơi một mình trong góc nhà.

Có lần, chị Cúc hỏi con thương ai nhất, nó nói ngay: “Con thương ba mẹ nhất, ghét ông bà nội nhất”. Chị hỏi con bé lý do thì nó trả lời vì ông bà không thương con. Xót xa, chị Cúc chỉ biết nhìn con thở dài.
 

Bức xúc vì bị đối xử thiên vị

Chị Minh Thúy chỉ ở nhà làm nội trợ, còn chồng chị làm ở một xưởng cơ khí, kinh tế gia đình cũng không mấy dư dả. Thu nhập trung bình hàng tháng của hai vợ chồng chị tính ra chưa bằng một nửa kiếm được của vợ chồng người em chồng. Thế nên, tiền chu cấp cho cha mẹ chồng hàng tháng đa số do vợ chồng em gái của anh Tuấn, chồng chị, gửi về là chính, còn vợ chồng chị Thúy chỉ gửi một khoản nhỏ gọi là để biếu cha mẹ chồng tiêu vặt. Mọi chuyện phân cấp rõ ràng khi mỗi lần vợ chồng chị Thúy và cô em chồng cùng đưa các cháu về thăm ông bà.

Cùng là con cháu ở thành phố về nhưng bọn trẻ lại nhận được sự tiếp đón khác nhau. Vừa thấy lũ trẻ con của cô em chồng, bà ngoại chạy lại ôm chầm, hỏi han… bỏ mặc luôn đứa con của chị Thúy đứng ngẩn ngơ. Đến bữa ăn, mẹ chồng chỉ chuẩn bị toàn những món mà vợ chồng con gái ruột thích.

Chị Thúy buồn bã nói: “Nhắc đến chuyện thiên vị cháu nhiều cô con dâu cũng méo mặt khi bị mẹ chồng ghét rồi đâm ra ghẻ lạnh luôn đứa cháu nội. Kéo theo đó, một số anh em bên chồng cũng làm lơ đứa cháu. Chỉ tội nghiệp bọn trẻ, chúng không hiểu tại sao lại bị ông bà ghét đến thế”.
 

Con trẻ luôn cần tình thương công bằng

Một điều thực tế là ông bà nào mà chẳng thương cháu. Thế nhưng, mỗi người lại có cách thể hiện tình thương riêng. Đôi khi, cách làm của ông bà vô tình khiến cho con cháu nghĩ rằng ông bà đang bên trọng, bên khinh cháu này hơn cháu kia. Nhiều gia đình Việt Nam vẫn còn quan trọng việc có cháu đích tôn nối dõi.

Một số ông bà có tư tưởng thương cháu ngoại hơn cháu nội, các cháu ở xa được chiều chuộng hơn cháu ở gần. Rất khó kết luận về một hậu quả nào đó cụ thể mà đứa trẻ phải gánh chịu nếu gặp trường hợp kể trên. Tuy vậy, gần như chắc chắn sự thiên vị đó có thể làm cho đứa trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, có thể khó khăn trong việc thiết lập, duy trì các mối quan hệ xã hội sau này.

Vì thế, trước tình huống ông bà thiên vị cháu, hai vợ chồng có thể trao đổi với nhau và gợi ý việc thưa chuyện với ông bà về chuyện chăm cháu. Vợ chồng nên nói chuyện với con cái của mình, nếu cháu thấy buồn vì bị bỏ rơi thì cần tìm cách giải thích cho con hiểu rằng, có thể ông bà đã quá tập trung chăm cho em bé nên không còn thời gian cho con chứ không phải ghét bỏ con. Bạn đồng thời nên dạy ngược lại trẻ rằng, nhiệm vụ của con cháu là phải chăm sóc ông bà, không nên gieo thêm vào đầu trẻ sự oán trách.

(Kiến thức gia đình số 13)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm