| Hotline: 0983.970.780

Phanh phui mô hình bán chồn nhung đa cấp

Thứ Năm 20/06/2013 , 09:12 (GMT+7)

Là PV trẻ nhất tòa soạn, mới về NNVN được 3 năm, một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất của tôi là phát hiện, lật tẩy mô hình kinh doanh chồn nhung đen đa cấp của ông chủ Đoàn Việt Châu và Cty Giấc Mơ Việt tại Hà Nội.

Là PV trẻ nhất tòa soạn, mới về NNVN được 3 năm, một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất của tôi là phát hiện, lật tẩy mô hình kinh doanh chồn nhung đen đa cấp của ông chủ Đoàn Việt Châu và Cty Giấc Mơ Việt tại Hà Nội. 

Cuối năm 2012, qua một đồng nghiệp, tôi phát hiện tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc có một mô hình chăn nuôi vô cùng lạ lẫm, đó là nuôi chồn nhung đen theo hình thức đa cấp. Với con chồn nhung đen, bản thân tôi đã biết khá rõ bởi trước đó từng tìm hiểu về loài vật mới du nhập vào Việt Nam này qua Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT). Tuy nhiên, nuôi chồn nhung theo hình thức đa cấp lần đầu tiên tôi mới nghe thấy, bởi loại hình kinh doanh này thông thường chỉ được áp dụng với mặt hàng tiêu dùng, mỹ phẩm hay thương mại điện tử…


Nhờ phát hiện của NNVN, hàng nghìn người dân thoát khỏi bẫy kinh doanh chồn nhung đa cấp

Bắt tay vào điều tra, tôi vô cùng sửng sốt khi biết mô hình không chỉ có ở huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc mà đã lan rộng ra tới 27 tỉnh, thành trên cả nước với hàng trăm hộ dân tham gia. Nghiên cứu kỹ các điều khoản, nguyên tắc trong hợp đồng, tôi nhận thấy người chăn nuôi tham gia mô hình gặp vô vàn những rủi ro khi giá trị thực của con chồn cùng lắm chỉ 100.000 - 150.000 đồng/con, trong khi chủ mô hình bán tới 4 triệu đồng/đôi (1 đực, 1 cái) mà đầu ra gần như không có.

Ban đầu, để tiếp cận được các hộ dân tham gia mô hình hơi khó khăn bởi nguyên tắc bán hàng là giới thiệu miệng “bắc cầu” từ người này qua người khác trong những mối quan hệ quen biết. Mất mấy ngày, tôi mới lấy được thông tin từ phía người dân. Sau đó lại liên hệ gặp chủ mô hình nghe họ nói thế nào. Đúng như dự đoán, bản thân chủ của hai mô hình kinh doanh chồn nhung đen trước đây đều đã từng tham gia kinh doanh đa cấp và thương mại điện tử với nhiều đơn vị trong và ngoài nước. Đối diện với tôi, họ “thao thao bất tuyệt” toàn những viễn cảnh, tương lai tươi sáng với người nông dân khi tham gia nuôi chồn nhung theo hình thức đa cấp.


Tác giả (giữa) đang điều tra mô hình kinh doanh chồn nhung đen đa cấp tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Có đầy đủ tư liệu trong tay rồi, tôi có chút đắn đo là mình có nên viết bài hay không? Bởi thực tế đang có hàng trăm hộ dân tham gia mô hình, có người cắm sổ đỏ ngân hàng vay hàng trăm triệu để mua chồn về nuôi. Thậm chí có cả giới nghệ sĩ, phó chủ tịch một thị xã, giám đốc bệnh viện… cũng vào mô hình để mong được đổi đời. Nếu những bài báo của tôi đăng lên, chắc chắn mô hình sẽ có nguy cơ sụp đổ vì không có người mới tham gia. Như vậy, hàng trăm hộ dân kia sẽ lâm cảnh nợ nần do giá chồn nhung từ 4 triệu đồng/cặp trở về với giá trị thực ngoài thị trường là 200.000 đồng/cặp. Nhưng, nếu đã biết mà không cảnh báo, hậu họa sẽ còn khủng khiếp khi quy mô của nó đang lan rộng chóng mặt. Một khi mô hình tự vỡ, không chỉ vài trăm hộ dân mà có hàng nghìn, hàng vạn hộ sẽ lâm cảnh khốn cùng. Sau mấy đêm suy nghĩ, tôi quyết định phanh phui sự việc.


Tác giả trong chuyến công tác tại Hà Giang


Tác giả trong chuyến điều tra phá rừng tại núi Con Voi (Yên Bái)

Ngay khi NNVN đăng loạt bài 3 kỳ “Ẩn họa nuôi chồn nhung đa cấp”, tại các địa phương có người dân tham gia nuôi chồn nhung đen đa cấp trở nên nháo nhác. Không phải vừa, các ông chủ mô hình lập tức có các chiêu phản đòn, đối phó như tổ chức hội nghị, hội thảo phản bác lại các bài báo của NNVN. Thậm chí, họ còn thuê được cả một số tờ báo có uy tín quay sang viết ngược lại với Báo NNVN và bảo vệ cho “cái đúng” của họ.

“Sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi quyết định phanh phui mô hình bán chồn nhung theo hình thức đa cấp". PV Nguyên Huân.

Sau loạt bài đầu tiên, NNVN tiếp tục có thêm nhiều bài viết nữa chỉ rõ dấu hiệu lừa đảo của mô hình kinh doanh chồn nhung đa cấp này. Nhưng cũng từ đấy, phía những ông chủ mô hình quay sang nhắn tin, gọi điện đe dọa tôi. Mỗi ngày, tôi nhận không dưới 20 tin nhắn, rằng sẽ cho “què chân, cụt cẳng” nếu còn tiếp tục viết bài.

Lúc này, không chỉ Báo NNVN mà nhiều cơ quan truyền thông khác như Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Truyền hình Kỹ thuật số (VTC), Truyền hình Công an nhân dân (ANTV) đã cùng vào cuộc, phanh phui thủ đoạn lừa đảo của mô hình kinh doanh chồn nhung đen đa cấp. Nhanh hơn dự đoán ban đầu của tôi, chưa đầy ba tháng sau khi những bài báo NNVN đăng tải, cả hai mô hình đã chính thức sụp đổ.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm