| Hotline: 0983.970.780

Phát hiện 4 tấn da bò dạng sợi giống hệt mực xé

Thứ Năm 25/12/2014 , 10:05 (GMT+7)

Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh, TP.HCM nhận được tin báo của quần chúng đã phát hiện khoảng 4 tấn sợi da trâu, bò có hình dáng giống hệt mực xé.

Vụ việc được phát hiện khi đoàn đi kiểm tra một lò mổ gia súc nằm trên xã Vĩnh Lộc A vào ngày 24/12. Theo đó, tại khu vực ấp 1A, xã Vĩnh Lộc A, đoàn phát hiện có một lao động nữ đang phơi khoảng 4 tấn sợi da trâu, bò màu trắng (lấy ra từ phần mềm bên trong của da - PV) bốc mùi tanh nhẹ.

Gia đình chị Bé là người làm công chịu trách nhiệm phơi lô hàng nói trên cho biết, chủ hàng quê ở Tiền Giang thuê phơi 1 tấn trả 400 ngàn đồng đã hơn 1 năm nay, còn sản phẩm sau khi phơi xong không biết người ta đưa vào SX việc gì.

Đoàn kiểm tra tiếp tục làm việc với chủ hàng là ông Hoàng Tuấn Bình (SN 1985), ông Bình cho biết số da dạng sợi trâu, bò nói trên được mua "tươi" lại của một doanh nghiệp ở huyện Nhà Bè. Sau khi mang về thuê lao động phơi khô 1 nắng (từ sáng đến chiều) thì đưa vào cơ sở ở ấp 2 để xay ra thành bột (trông giống như thịt chà bông).

15-57-55_h1_1

Từ bột "da bò" này, ông Bình trộn chung với bột sò, bột bắp để làm thức ăn chăn nuôi phục vụ cho mấy ao cá mà gia đình ông đang nuôi tại ấp Phú Hữu, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Ông Bình xác nhận số lượng da sợi trâu, bò tại hiện trường và kho lên đến 10 tấn cùng 2 tấn thành phẩm.

Khi được hỏi da trâu, bò dạng sợi có dinh dưỡng gì không mà đưa vào chế biến thức ăn chăn nuôi? Ông Bình khẳng định: "Trong da bò chứa 40% đạm" (!?).

Do đây chỉ là lời khai nhận ban đầu của ông Bình, đoàn kiểm tra cho rằng cần phải xác minh lại nguồn gốc da trâu bò dạng sợi và thực sự ông Bình có chế biến đưa vào nuôi cá trong phạm vi gia đình hay phục vụ vào mục đích kinh doanh nào khác, đặc biệt vì sao số lượng chế biến từ da dạng sợi này lại quá lớn rơi vào thời điểm 2 tháng giáp Tết?

15-57-55_h1b

Do ông Bình không xuất trình được giấy phép kinh doanh, giấy đăng ký kiểm dịch động vật cũng như địa điểm SX không đảm bảo vệ sinh môi trường, nên trước mắt Đoàn kiểm tra đề nghị chủ hàng ngưng hoạt động chế biến thức chăn nuôi, đồng thời quyết định mức xử phạt hành chính là 3,5 triệu đồng.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm