| Hotline: 0983.970.780

Phát hiện cơ chế nhiễm bệnh lở mồm long móng

Thứ Năm 13/01/2011 , 09:57 (GMT+7)

Sau thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia ở Bộ Nông nghiệp Mỹ đã tìm thấy cơ chế ban đầu gây bệnh lở mồm long móng ở gia súc, gọi tắt là bệnh FMD.

Theo nghiên cứu này thì chỉ sau 6 giờ phơi ra môi trường có virus FMD, hệ thống hô hấp, nhất là mũi bò và phía sau cổ họng sẽ là nơi bị nhiễm virus đầu tiên. Với phát hiện trên trong tương lai con người sẽ sản xuất được vacxin có hiệu quả hơn. Bệnh FMD phát triển mạnh từ năm 1929, gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi của thế giới nhưng đến nay người ta mới chỉ sản xuất loại vacxin mang tính tình thế, trong khi đó virus FMD lại có tới 7 loại chính và trên 60 loại phụ nên việc phòng ngừa hiện đang xem là thách thức đối của ngành nông nghiệp thế giới.

Con bò đắt nhất thế giới

Mới đây, tại triển lãm nông nghiệp mùa đông mang tên Royal Agricultural Winter Fair, tổ chức tại Toronto, Canada, người ta đã được tận mắt chiêm ngưỡng một sản phẩm nông nghiệp độc đáo, con bò sữa ba tuổi tên là Missy do một chủ trang trại Alberta's Morsan Farms bán lại với giá 1,2 triệu USD (24 tỷ VND). Theo chủ nhân mới của Missy thì đây là con bò rất quý, đi kèm là một số phôi thai đã được nhân bản để giúp cho ra đời tiếp các thế hệ con cháu mới của nó trong tương lai.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.