| Hotline: 0983.970.780

Phát hiện gen của khuẩn giúp cây trồng phát triển nhanh tới 40%

Thứ Năm 20/05/2010 , 10:58 (GMT+7)

Các gen của khuẩn chuyên sống nhờ vào cây trồng có tên là Enterobacter giúp cây trồng phát triển nhanh tới 40%...

1. Phát hiện gen của khuẩn giúp cây trồng phát triển nhanh tới 40%

Lâu nay người ta thường quan niệm cho rằng vi khuẩn thường gây độc cho cây trồng lẫn con người nhưng trong thực tế lại có loài khuẩn thân thiện như khuẩn từng có trong hệ thống tiêu hóa của con người và mới đây các chuyên gia ở Phòng nghiên cứu thí nghiệm quốc gia Brookhaven, trực thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đã giải mã thành công các gen của khuẩn chuyên sống nhờ vào cây trồng có tên là Enterobacter, các gen này giúp cây trồng phát triển nhanh tới 40%, phát hiện nói trên vừa được đăng trên trên tạp chí di truyền trực tuyến PLos Genetics số ra đầu tháng 5/2010.

Đây là các protein giúp cho chính khuẩn Enterobacter tồn tại cùng với các loại khuẩn khác thông qua các dưỡng chất có trong đất và từ rễ cây tiết ra bởi chúng cư ngụ ngay trong rễ của cây. Những gen hữu ích này của khuẩn Enterobacter có thể giúp cây trồng chịu hạn, tồn tại trong môi trường kim loại độc, tạo ra tác nhân phytohormones kháng khuẩn có hại và giúp cho cây trồng phát triển nhanh.

2. Phương pháp mới sử dụng thuốc diệt cỏ

Các chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Mỹ vừa công bố nghiên cứu tìm ra một phương pháp mới sử dụng thuốc diệt cỏ. Theo đó thay vì diệt cỏ phương pháp này sẽ làm cho cỏ “vô sinh”. Để có được hiệu ứng nói trên các nhà khoa học ở ARS đã tiến hành thử nghiệm một số loại thuốc diệt cỏ thông thường như dicamba nhưng được khống chế ở mức hợp lý, không gây hại đến cây trồng nhưng lại làm cho cỏ dại bị vô sinh hoặc cằn cỗi.

Trong nghiên cứu, dicamba (Banved/charily), 2,4-D và Picloram (Tordon) đã được thử nghiệm ở tỷ lệ hợp lý và kết quả cỏ đã bị “cằn cỗi” tới 100%, trong 3 thuốc này dicamba và 2,4-D hiệu quả thấp hơn so với picloram. Ngoài ra các nhà khoa học còn phát hiện thấy các loại cỏ dại có chu kỳ phát triển trong đất 1 hoặc 2 năm nên việc sử dụng thuốc diệt cỏ 1-3 năm vào những giai đoạn tăng trưởng nhất định của cây trồng sẽ không làm ảnh hưởng đến đất, môi trường cũng như cây trồng.

3. Lai tạo thành công giống lúa mì có nhiều chất xơ

Nhóm các nhà khoa học quốc tế của Mỹ và châu Âu vừa hoàn tất dự án có tên là Healthgrain, lai tạo thành công giống lúa mì có nhiều chất xơ ăn được, đặc biệt là hợp chất có tên là Arabinoxylan và các chuỗi ngắn arabinoxylan oligosaccharides (OXO) có tác dụng tốt cho sức khỏe con người, ngăn ngừa nguy cơ mắc các loại bệnh nan y như tiểu đường, ung thư, tim mạch. Trong thí nghiệm này người ta đã phát triển các công nghệ enzyme mới, tạo ra các chất Arabinoxylan và giúp nó không bị tổn thất trong quá trình chế biến thực phẩm sau này và giúp các loại khuẩn thân thiện làm tốt chức năng của nó trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể.

4. Tìm thấy 2 gen giúp lúa chịu được lụt bão

Các chuyên gia ở ĐH Nagogya (Nhật Bản) vừa kết thúc nghiên cứu và tìm thấy 2 gen đặc biệt có khả năng giúp cho cây lúa phát triển thân dài thêm, chịu được môi trường úng lụt. Hai gen này có tên là Snorkel 1 và Snokel 2, khi úng lụt cây lúa sản xuất ra nhiều hormone ethylene và cứ nước dâng đến đâu thì hormone này lại tiết ra hai gen này, làm cho thân của nó dài thêm. Để kiểm chứng các nhà khoa học đã cài 2 gen trên vào giống lúa không bị úng nhưng nó vẫn làm cho thân cây dài thêm, mặc dù không hề có nước. Với phát hiện trên trong tương lai con người sẽ tạo ra giống lúa mới thích hợp với những chân ruộng trũng, nơi thường xuyên bị úng lụt.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất