| Hotline: 0983.970.780

Phát hiện vụ vận chuyển “chui” gần 3.000 tấn chất thải nguy hại

Thứ Sáu 25/04/2014 , 10:04 (GMT+7)

Tàu Phương Nam 45 đang chở gần 3.000 tấn chất thải độc hại mà không xuất trình được giấy phép vận chuyển.

Sau một thời gian điều nghiên theo dõi, trưa 23/4, tại hải phận TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu), tổ công tác Phòng trinh sát Thủy đoàn 3 (Cục Cảnh sát đường thủy – C68, Bộ Công an) đã bất ngờ ập vào kiểm tra tàu Phương Nam 45 đang chở gần 3.000 tấn chất thải độc hại mà không xuất trình được giấy phép vận chuyển cùng nhiều sai phạm nghiêm trọng khác.

9 giờ sáng 23/4, PV cùng một trinh sát C68 có mặt tại khu vực Cảng Phú Mỹ (Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu). Sau đó, chúng tôi phải lội bộ gần 500m để ra bờ sông Thị Vải, nơi gần đó có một chiếc tàu tải trọng hơn 3.000 tấn đang neo chờ “ăn hàng”. Trinh sát và PV cùng được “ngụy trang” trên một chiếc tàu nhỏ để theo dõi.

Chờ tới khoảng 13h15, tàu Phương Nam bắt đầu nhổ neo và chạy với vận tốc khá cao (hơn 7 hải lý/h, tức khoảng 11km - PV) thẳng ra hướng cửa biển. Ngay lập tức, trinh sát báo về lực lượng phối hợp đồng thời cho tàu bám theo. Cuộc đeo bám tới hải phận Vũng Tàu, khoảng 14h30 bất ngờ một tổ công tác cho tàu áp sát và ra hiệu lệnh cho tàu Phương Nam 45 dừng lại để kiểm tra.

Tại thời điểm kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện trên tàu Phương Nam 45 có 10 thuyền trưởng, thuyền viên, thợ máy đang chở tới gần 3.000 tấn bụi lò luyện thép (chất thải nguy hại) từ Cảng Phú Mỹ đi Hải Phòng. Qua kiểm tra, số chất thải nguy hại (CTNH) này là của Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên (tổ 6, phường Phú Xá, TP Thái Nguyên) do ông Lê Đức Thành làm giám đốc.

Ông Lê Đức Thành (bên A) ký hợp đồng thuê tàu thủy số 096.14/HĐTT với Công ty TNHH Phương Nam ở An Lư, quận Thủy Nguyên, TP Hải Phòng do ông Trần Văn Tít là giám đốc (Bên B) với số tiền 1,150 tỷ đồng (chưa gồm VAT).

17-14-46_nh-1
Tổ công tác lấy lời khai các thuyền viên trên tàu

Cũng theo hợp đồng này, Công ty Thái Nguyên phải “trang bị thêm trang thiết bị an toàn cho tàu đảm bảo thỏa mãn các quy định của Nhà nước về tàu chở chất thải nguy hại; đồng thời thay mặt bên B thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển chất thải nguy hại được quy định trong giấy phép quản lý CTNH tại TT12/2011 của Bộ TN-MT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý CTNH”…

Thế nhưng, khi kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện gần 3.000 tấn CTNH vận chuyển nhưng không xuất trình được giấy phép vận chuyển CTNH (lỗi nghiêm trọng có thể phạt tới 800 triệu đồng); tàu tạm được cơ quan chức năng cho phép vận chuyển CTNH; CTNH không được đóng gói theo quy định (chỉ đóng 1 lớp thay vì 2 lớp), không dán nhãn chú thích lên trên bao; không có người đại diện có chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật đi theo giám sát hàng hóa theo quy định…

Quy định cũng nêu rõ khi tàu chở CTNH phải có biển báo để các phương tiện lưu thông thấy và tránh xa, tuy nhiên khi kiểm tra thì nhà tàu mới cho người treo lên với lý do “trước đó bị gió thổi”…

Ngay sau khi phát hiện hàng loạt dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng của tàu Phương Nam 45 vận chuyển một số lượng khổng lồ CTNH nói trên, tổ công tác C68 đã yêu cầu đưa tàu về bến đỗ Sao Mai, TP Vũng Tàu neo đậu để tránh luồng tàu phục vụ công tác điều tra. Một cán bộ trinh sát cho biết: Việc chở một khối lượng lớn CTNH như vậy mà không có giấy phép vận chuyển khi xảy ra sự cố thì hậu họa cho môi trường là vô cùng khủng khiếp.

NNVN tiếp tục cập nhật diễn biến mới liên quan vụ việc nghiêm trọng này.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm