| Hotline: 0983.970.780

Phất lên nhờ nuôi dế

Thứ Tư 06/05/2015 , 09:34 (GMT+7)

Nuôi dế ít dịch bệnh, công chăm sóc và chi phí thức ăn thấp mà cho thu nhập khá cao so với nhiều nghề khác. Chỉ cần cho dế ăn sạch, ở sạch và uống sạch.

"Dế là loại côn trùng ăn ít, sinh trưởng nhanh, sức đề kháng cao, nuôi ít rủi ro, mang lại thu nhập khá", anh Hoàng Ngọc Khiêm, thôn Tô Trang, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), người có 9 năm kinh nghiệm nuôi dế chia sẻ.

Là hộ tiên phong của xã An Mỹ mở mô hình nuôi dế từ năm 2005 và duy trì thành công đến nay, mọi đặc tính cũng như kinh nghiệm nuôi dế, anh Khiêm thuộc như  lòng bàn tay.

Tuy nhiên, để mô hình đi vào ổn định như hiện nay, anh đã phải lặn lội vào Nam, ra Bắc để tìm hiểu kỹ thuật nuôi. Thời gian mới nuôi, con dế cũng khiến anh nhiều phen lao đao.

Anh Khiêm chia sẻ, nhờ nuôi dế mà gia đình anh thoát nghèo. Nhưng muốn thành công, quan trọng nhất là phải nắm vững kỹ thuật nuôi. Nuôi dế rất đơn giản, kĩ thuật chăm sóc không phức tạp. Nuôi không gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường như những động vật khác.

Điều thuận lợi trong nuôi dế là yêu cầu diện tích nuôi không lớn, chuồng trại dễ làm. Thùng nuôi dế có thể bằng nhựa, tôn, có nắp đậy và kê cách nền. Nắp đậy khoét một lỗ ở giữa để thông khí và dễ chăm sóc dế hàng ngày.

Khu chuồng nuôi dế cần chú ý phòng tránh kiến, chuột, cóc… Quanh nơi nuôi dế phải có rãnh nước để bảo vệ. Thùng nuôi cần có nắp đậy để tránh chuột và vệ sinh sạch sẽ trước khi cho dế con vào nuôi. Dưới đáy thùng cần để một lớp rơm để dế leo trèo. Khi dế trưởng thành cần chia nhỏ ra các thùng để dế lớn nhanh.

“Thức ăn của dế rất đơn giản, chủ yếu là rau xanh, cỏ tươi, củ sắn, cà rốt, cải ngọt, trái cây, mầm cây… Lượng thức ăn cho dế phụ thuộc vào lứa tuổi. Dế sinh trưởng nhanh, lượng thức ăn ngày càng tăng tùy thuộc vào sức ăn của dế. Thức ăn thừa của dế phải bỏ, không để lại được bữa sau”, anh cho biết.

Dế ít uống nước, nhưng phải thường xuyên có đủ nước sạch và mát cho dế uống tự do. Hàng ngày nước được phun sương quanh thành thùng để dế uống.

Thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 DL dế thường khó nuôi hơn, do chúng không chịu được rét nên thường chỉ nuôi vào mùa hè. Nuôi vào mùa đông phải dùng lò sưởi để dế không bị lạnh. Dế cũng thường mắc các bệnh về đường ruột nên khâu thức ăn, vệ sinh phải được đảm bảo. Còn lại dế sinh sản mạnh, phát triển tốt và ít rủi ro, thời gian nuôi ngắn.

“Mô hình nuôi dế của gia đình anh Khiêm là điểm sáng trong phát triển kinh tế xã An Mỹ, giúp thoát nghèo và mang lại thu nhập cao. Hiện nhiều bà con trong xã đang học hỏi kinh nghiệm của anh”, bà Phạm Thị Nội, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Mỹ chia sẻ.

Trong quá trình nuôi, dế trải qua 4 lần lột xác, mỗi lần lột xác dế rất mềm nên thường bị đồng loại cắn, ăn vì vậy cần tạo nhiều không gian sinh sống cho dế trú ẩn. Dế 20 ngày tuổi nuôi với mật độ 150 -200 con/thùng, sau đó chuyển qua nuôi dế thịt thương phẩm khoảng 60 ngày là cho xuất bán.

Dế 60 ngày tuổi là trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Để dế đẻ nhiều và dế con khỏe mạnh, cần vệ sinh chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi sạch sẽ, khô ráo, máng thức ăn phải che đậy, tránh nước gây nấm mốc...

Loại côn trùng này rất dễ tiêu thụ, anh Khiêm thường đổ bán cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn với giá từ 200.000 - 250.000 đồng/kg, bán dế non cho người nuôi chim cảnh, cá cảnh, gà chọi là 150.000 đồng/kg.

Nuôi dế ít dịch bệnh, công chăm sóc và chi phí thức ăn thấp mà cho thu nhập khá cao so với nhiều nghề khác. Chỉ cần cho dế ăn sạch, ở sạch và uống sạch thì phần thắng từ nuôi dế sẽ nắm chắc. Vì vậy, thời kì cao điểm gia đình anh nuôi 500 thùng dế, cho thu lãi mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Hiện nay, gia đình anh vẫn duy trì số lượng dế nuôi khá lớn. Vừa bán dế thương phẩm, anh còn bán dế giống cho khắp các tỉnh thành như Hải Dương, Hưng Yên, Sơn La, Lai Châu… Những khách hàng đặt mua dế giống ở tỉnh xa, anh Khiêm gửi theo xe lên và chia sẻ kinh nghiệm, kĩ thuật nuôi rất tận tình, chu đáo.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm