| Hotline: 0983.970.780

Phật thủ làm giàu

Thứ Ba 23/08/2011 , 10:05 (GMT+7)

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân thôn Roong Đeng- xã Mường Lai- huyện Lục Yên (Yên Bái) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng cây phật thủ.

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân thôn Roong Đeng- xã Mường Lai- huyện Lục Yên (Yên Bái) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng cây phật thủ. 

Quả phật thủ mang ý nghĩa tâm linh, là một trong 5 trái cây thờ cúng chính tổ tiên của dân tộc ta trong mỗi dịp lễ, tết, tại các đình, chùa... Quả giống như bàn tay của Phật đang giang tay chắp ngón cầu nguyện. Cây phật thủ còn có tên gọi khác là thanh yên, thuộc giống họ cam thân mềm, cành cây thường bò lan trên mặt đất và được trồng phổ biến ở một số khu vực đồng bằng Bắc bộ như Hưng Yên, Hải Dương.

Ở Lục Yên cây trồng này xuất hiện đầu tiên ở thôn Roong Đeng vào những năm 1990 với số lượng ít do bà con đi rừng tìm thấy nhiều hình dáng đẹp của quả nhưng không ăn được. Sau một thời gian ngắn cây đơm hoa kết trái, vài tháng sau cành sai trĩu trịt và được các thương lái bên Trung Quốc sang mua với giá 20 ngàn đồng/kg, thời đó có hộ đã bán được 5 triệu đồng, một số tiền không nhỏ đối với người vùng quê còn nghèo này.

Thấy được hiệu quả của cây phật thủ đối với kinh tế gia đình, nhiều hộ đã mạnh dạn phát triển và mở rộng diện tích trồng. Một trong những người tiên phong thôn Roong Đeng là ông Hoàng Văn Thận. Trước đây kinh tế gia đình ông Thận quanh năm chỉ trông chờ vào 6 sào ruộng và chăn nuôi trâu, bò... nên nguồn thu chẳng đáng là bao. Kể từ khi ông mạnh dạn chuyển đổi tất cả diện tích đất ruộng sang trồng cây phật thủ, đến nay khu vườn của ông đã có trên dưới 200 gốc phật thủ, cho thu nhập cả trăm triệu đồng một năm.

Mảnh đất cằn cỗi, đồi dốc, qua bàn tay chăm sóc của ông Thận đã trở thành một khu vườn rộng xum xuê, phân thành 2 màu rõ rệt, màu vàng của quả chín chuẩn bị cho thu hoạch và màu xanh của quả đang thời kỳ trưởng thành. Ông Thận cho biết: “Loại cây này không đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao nhưng điều quan trọng bậc nhất là phải chịu khó phòng trừ sâu bệnh thì mới cho nhiều quả”. 

Đơn cử như năm 2010, ông thu được 2 vụ, trừ chi phí lãi gần 80 triệu đồng, trong đó tiền bán quả chín tươi đã được hơn 50 triệu. Chỉ tính riêng vụ đầu năm nay ông đã bán được hơn 2 tấn phật thủ, thu về trên 100 triệu đồng. Gia đình ông Thận đã trở nên giàu có nhờ cây phật thủ.

Ông Hoàng Đức Nhận- Bí thư Chi bộ thôn cho biết: “Nhờ vào cây phật thủ, đến nay trong thôn không còn hộ đói, hộ nghèo, bộ mặt của thôn ngày càng được cải thiện, đời sống người dân ngày càng ấm no hơn”.

Thôn Roong Đeng trước đây là một trong những thôn khó khăn nhất nhì xã Mường Lai, tỷ lệ đói nghèo cao. Kể từ khi mô hình trồng cây phật thủ hiện diện trên mảnh đất này thì đời sống của người dân đổi thay rõ rệt. Hiện toàn thôn đã có 18 hộ trồng trên tổng diện tích hơn 4 ha, với trên 3.200 cây phật thủ lớn nhỏ. Đã có 10/18 hộ trồng cây đã cho thu hoạch. Hộ ít thì thu được 30-40 triệu/năm. Còn hộ thu nhập cao như anh Hoàng Văn Nghi, Hoàng Văn Nhiệm thu cả trăm triệu đồng/năm.

Không chỉ có giá trị về kinh tế, những quả phật thủ kém phát triển, không đẹp cũng được tận thu làm thuốc bắc bởi loại trái này nhiều Vitamin C, đường, axít hữu cơ, có thể làm thuốc thơm điều hoà khí quản, giúp tan đờm, giảm ho. Theo đông y, quả phật thủ có vị đắng, chua, tính ẩm còn giúp chống nôn, đau dạ dày… Chế biến bằng cách cắt dọc quả thành từng miếng mỏng rồi phơi nắng ráo, bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát. Về mặt giá trị kinh tế, quả phật thủ làm thuốc có giá trung bình từ 250 ngàn đồng đến 350 ngàn đồng một kg. 

Với hiệu quả kinh tế đã đem lại, cây phật thủ đã và đang dần khẳng định là cây xoá đói và làm giàu cho nhiều người dân ở miền sơn cước Roong Đeng.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.