| Hotline: 0983.970.780

Phát triển ca cao theo UTZ

Thứ Tư 20/07/2011 , 10:43 (GMT+7)

UTZ là chương trình chứng nhận sản phẩm nông nghiệp có trách nhiệm không chỉ bảo đảm về chất lượng mà còn bảo đảm về mặt môi trường, kinh tế và an sinh xã hội.

UTZ là chương trình chứng nhận sản phẩm nông nghiệp có trách nhiệm không chỉ bảo đảm về chất lượng mà còn bảo đảm về mặt môi trường, kinh tế và an sinh xã hội.

Để người tiêu dùng trong và ngoài nước sử dụng sản phẩm ca cao biết được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, đảm bảo chất lượng..., Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bến Tre đã tiến hành thực hiện mô hình 16 câu lạc bộ (CLB) trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ.

Đến thời điểm này, nông dân Bến Tre đã trồng được hơn 6.800 ha ca cao xen trong vườn dừa. Đây là con số phát triển khá ấn tượng trong thời gian tương đối ngắn. Điều này cũng thể hiện rõ quyết tâm cao của lãnh đạo và nhân dân tỉnh Bến Tre trong việc đưa loại cây trồng còn khá mới mẻ này vào cơ cấu sản xuất. Trồng xen ca cao trong vườn dừa đã và đang trở thành một mô hình hết sức hấp dẫn đối với nhà quản lý, DN, nhà khoa học và nông dân.

Ca cao trồng ở Bến Tre cho sản phẩm có hương vị thơm ngon, có khả năng thích ứng rộng, kể cả ở những vùng đất nhiễm mặn ngắn hạn. Như vậy, xét về mặt tiềm năng, ca cao có nhiều lợi thế để phát triển thành một trong những cây trồng chủ lực trong tỉnh Bến Tre, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn.

Tuy nhiên, việc sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi khác theo quy mô nông hộ; sản xuất ca cao ở Bến Tre bộc lộ một số hạn chế, đó là: Trình độ sản xuất các hộ không đồng đều. Theo ước tính, hiện chỉ có khoảng 30% nông hộ đạt được yêu cầu sản xuất thâm canh. Đa phần còn lại ở mức trung bình và thấp. Điều này dẫn đến việc kéo theo năng suất và sản lượng ca cao toàn tỉnh luôn ở mức thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra. Quy trình sản xuất chưa hợp lý, không đồng nhất nên mẫu mã, chất lượng nông sản không đồng đều, làm cho giá trị hàng hóa giảm sút.

Tình trạng quản lý sản xuất tự phát dẫn đến nguy cơ kiểm soát dịch hại kém, dễ phát sinh phát triển sâu bệnh, làm giảm năng suất chất lượng, tăng chi phí sản xuất. Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán làm nhiều nông dân bị hạn chế trong việc tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới cũng như chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong sản xuất. Sản xuất manh mún thiếu liên kết cũng chính là yếu tố gây trở ngại cho việc doanh nghiệp tham gia đầu tư cùng nông dân hình thành chuỗi giá trị, cho nên hiệu quả sản xuất chưa cao.

Từ những thực trạng trên cho thấy, để sản xuất ca cao ở Bến Tre thật sự đi theo hướng chất lượng, an toàn, bền vững, hiệu quả thì phải có những cách thức tổ chức, chỉnh đốn lại sản xuất và một trong những giải pháp có tính đột phá đó là xây dựng thực hiện tiêu chuẩn UTZ cho ca cao. Việc lựa chọn tiêu chuẩn UTZ cho ca cao không những vì giá trị tiêu chuẩn này mang tính quốc tế mà còn vì qua hình thức và nội dung yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn này sẽ làm thay đổi tư duy, tập quán, phương thức sản xuất một cách căn cơ, hiệu quả và nhất là có tính khả thi cao.

Trước hết, nói về hình thức tổ chức và hoạt động: UTZ bao gồm nhiều tiêu chí phải thực hiện về thực hành nông nghiệp tốt (GAP), tổ chức sản xuất tốt, quản lý điều hành tốt… nhằm đạt yêu cầu cao về tính đồng nhất của sản phẩm, trách nhiệm cộng đồng trong thực hiện và truy nguyên được nguồn gốc. Vì vậy, việc liên kết, hợp tác sản xuất mang tính bắt buộc và tất yếu phải hình thành những tổ chức sản xuất mới có tính chuyên nghiệp cao hơn.

+ Ông Phan Văn Khổng, Giám đốc Trung tâm KNKN Bến Tre cho biết:

 Khi nhà vườn trồng ca cao tham gia thực hiện chương trình UTZ được hưởng lợi rất lớn là: Tiếp nhận nhiều khoa học kỹ thuật, giao lưu tốt với đời sống cộng đồng, bảo vệ môi trường, có khả năng tăng năng suất lên gấp đôi, giảm chi phí, lợi nhuận cao...

+ Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt – Phó ban điều phối ca cao Việt Việt Nam đánh giá rất cao những nỗ lực của tỉnh Bến Tre trong việc đẩy mạnh phát triển kế hoạch 10.000 ha ca cao xen trong vườn dừa theo tiêu chuẩn UTZ.

Anh Trần Văn Khiêm, Chủ nhiệm CLB ca cao UTZ xã Hữu Định và anh Trần Hùng Sơn, Chủ nhiệm CLB ca cao UTZ xã Phú Đức, huyện Châu Thành rất phấn khởi: “Khi tổ chức liên kết hình thành thì có khả năng tạo ra lượng hàng hóa lớn, đồng nhất, đủ nhu cầu tiêu thụ theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Việc này sẽ hấp dẫn doanh nghiệp đồng hành tham gia thu mua, chế biến, chia sẻ lợi nhuận thêm cho nông dân một cách hài hòa”.

 Anh Lê Văn Tám, thành viên CLB ca cao UTZ xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam và anh Nguyễn Tiến Dũng, thành viên CLB ca cao UTZ xã An Khánh, huyện Châu Thành cũng đã phấn khởi cho biết: “Ngoài yêu cầu về phía nông dân phải sản xuất an toàn, có trách nhiệm; tiêu chí hàng đầu trong sản xuất theo UTZ hấp dẫn là vẫn phải bảo đảm lợi ích trực tiếp cho người sản xuất chúng tôi thông qua việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng nông sản hàng hóa và hỗ trợ tiêu thụ nông sản một cách tốt nhất”.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc tất yếu hình thành “liên kết 4 nhà” trong sản xuất và chính liên kết này sẽ quyết định sự hình thành, phát triển và mở rộng thành viên của các câu lạc bộ ca cao UTZ. Điều quan trọng nhất là tổ chức liên kết sản xuất chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp với nông dân.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất