| Hotline: 0983.970.780

Phát triển cam sành Bắc Quang

Thứ Hai 19/01/2015 , 09:54 (GMT+7)

Ngày 17/1, huyện Bắc Quang (Hà Giang) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển bền vững cây cam sành và gặp mặt khách hàng tiêu thụ sản phẩm niên vụ 2014”. 

Tham dự có đại diện Sở NN-PTNT Hà Giang, Huyện ủy, UBND huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc lĩnh vực cây có múi, siêu thị Fivimart...

Trong những năm qua, cây cam sành đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên trong vòng 7 năm (2005 - 2011), diện tích cam sành ở Bắc Quang đã bị suy giảm nhanh chóng (giảm 2.468 ha), tính đến cuối năm 2011 chỉ còn 1.078 ha. Từ năm 2012, thực hiện Đề án phục hồi và phát triển cam quýt của tỉnh, UBND huyện Bắc Quang đã ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn để tập trung phục hồi, phát triển cây cam sành.

Sau 3 năm phục hồi (2012 - 2014), diện tích cam quýt của huyện đã đạt 2.198 ha (tăng 1.119 ha so với năm 2011), trong đó diện tích cho thu hoạch là 1.081 ha.

Cùng với sự phát triển về diện tích, năng suất cam sành cũng tăng đáng kể, từ 68 tạ/ha (năm 2011) lên 100 tạ/ha (năm 2014). Tuy nhiên, so với các địa phương khác thì năng suất và chất lượng cam sành Bắc Quang còn thấp và không đồng đều giữa các vùng.

Tại hội thảo, các đại biểu và các hộ trồng cam đã được nghe các ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học của Trung ương, lãnh đạo siêu thị Fivimart, ý kiến tham gia của các cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh… đóng góp cho giải pháp "Phát triển bền vững cây cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP", thị trường tiêu thụ cam sành của huyện Bắc Quang nói riêng và cam sành Hà Giang nói chung giai đoạn 2015 - 2020.

Các đại biểu đã tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm cam sành và dự lễ trao giải thưởng về chất lượng, chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ trồng cam trên địa bàn huyện.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất