| Hotline: 0983.970.780

Phát triển đàn bò chất lượng

Thứ Sáu 21/10/2011 , 10:35 (GMT+7)

Sau 10 năm phát triển đàn bò, đến nay Trà Vinh có gần 160.000 con. Trong số này, có hơn 50% bò lai Sind hướng thịt, giá trị sinh lợi tăng thêm hàng trăm tỷ đồng...

Dự án cải tạo giống bò theo hướng chuyên thịt đã góp phần cải thiện cuộc sống cho dân nghèo ở tỉnh Trà Vinh

Sau 10 năm phát triển đàn bò, đến nay Trà Vinh có gần 160.000 con. Trong số này, có hơn 50% bò lai Sind hướng thịt, giá trị sinh lợi tăng thêm hàng trăm tỷ đồng, góp phần tích cực trong mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nông dân.

Ông Lê Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Trà Vinh cho biết: Từ nguồn vốn hơn 1,4 tỷ đồng của chương trình mục tiêu Quốc gia hỗ trợ 190 con bò cho các hộ nghèo ở 7 xã trong tỉnh trong năm 2010, mỗi hộ được nhận 1 con bò trị giá trên dưới 5 triệu đồng. Trong đó dự án hỗ trợ 50%, phần còn lại do người dân đóng góp.

Ngoài ra, các hộ nhận bò trong dự án còn được hỗ trợ 100% thuốc thú y tiêm phòng ký sinh trùng nội, ngoại sinh và 50% chi phí thức ăn trong 3 tháng nuôi. Sau thời gian nuôi vỗ béo, các hộ nhận bò có thể bán hoặc nuôi tiếp tùy hoàn cảnh của mỗi gia đình.

Trong 2 năm qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Trà Vinh còn thực hiện dự án “Cải tạo giống bò theo hướng chuyên thịt” bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo, sử dụng tinh của các giống bò: Brahman, Sind, Charolais, Droughmaster, Red Angus… để phối giống cho đàn bò cái nền địa phương nhằm tạo ra đàn con lai có các tính năng sản xuất vượt trội so với đàn bò hiện có.

Ông Thạch Thanh, ngụ khóm 3, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, Trà Vinh cho biết: Con bò của chương trình hỗ trợ đã đẻ được 2 lứa, bán được 1 con, còn lại 1 con để nuôi. Nuôi bò chi phí nhẹ hơn nuôi heo nhiều.

Ông Châu Văn Chi, ấp Nguyệt Lãng A, xã Bình Phú, huyện Càng Long nói: Gieo tinh nhân tạo, bò sinh sản ra có vóc dáng to hơn bò địa phương, khỏe mạnh, phát triển tốt hơn. Còn anh Thạch SaVét, ấp Nguyệt Lãng A, xã Bình Phú, huyện Càng Long cho biết thêm: Năm trước gia đình cũng cho phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với giống bò lai Sind. Mới đây, nhờ thực hiện dự án “Cải tạo giống bò theo hướng chuyên thịt” cho con bò cái vàng thụ tinh nhân tạo từ giống bò Red Angus của Úc thấy nó mau lớn hơn nhiều.

Ông Nguyễn Hữu Bình, Phó phòng NN – PTNT huyện Cầu Kè, Trà Vinh cho biết: Đây là dự án rất hiệu quả, bò sinh ra từ phương pháp gieo tinh nhân tạo sau 1 năm đạt trọng lượng khoảng 130 - 150 kg, giá bán từ 6 - 7 triệu đồng. Trong khi bò sinh ra từ phối trực tiếp với bò đực địa phương chỉ đạt trọng lượng khoảng 70 - 80 kg, giá bán chênh lệch: 2 - 3 triệu đồng. Chương trình đã đem lại hiệu quả rất cao, góp phần giúp tỷ lệ sind hóa đàn bò của huyện đến 2011 này đạt 80%, và đối với nông dân thì nó làm tăng hiệu quả kinh tế đáng kể.

Tại Cầu Kè, bò nằm trong chương trình được 2 năm tuổi bà con đã bán 12 - 13 triệu đồng/con, trong khi đó bò ngoài chương trình bán chỉ được 7 - 8 triệu đồng/con. Chính nhờ các dự án chăn nuôi bò sinh sản, dự án cải tạo giống bò theo hướng chuyên thịt đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân nghèo ở tỉnh Trà Vinh.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất