Thứ năm, 25/04/2024 | 06:05 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 13:28, 02/11/2016

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao hướng tới nông nghiệp hữu cơ

Các vấn đề về đời sống dân sinh, tái cơ cấu nền kinh tế mà trọng tâm là tái cơ cấu nông nghiệp đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc là những nội dung lớn được hầu hết ĐBQH nêu ý kiến tại phiên thảo luận ở hội trường trong sáng nay (2/11).


ĐBQH Lê Thị Hồng (Bắc Giang) kiến nghị Nhà nước phải hoàn thiện chính sách về đất đai để tạo thuận lợi nhất cho việc tích tụ và tập trung ruộng đất
 

ĐB Lê Thị Hồng, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang cho rằng thực trạng nông nghiệp nước ta thì ai cũng rõ. Từ đất đai manh mún, mô hình sản xuất nhỏ lẻ nông hộ; không bền vững, khó áp dụng cơ giới hóa, khó tiếp cận thị trường. Đã vậy, việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản trong sản xuất đã làm chính người tiêu dùng trong nước ngày càng quay lưng lại với sản phẩm do nông dân sản xuất ra.

Thêm vào đó, việc Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ngoài cơ hội thì sức ép, thách thức mạnh mẽ đối với nông nghiệp nước ta là rất lớn… Do vậy, lời giải cho bài toán đối với nông nghiệp Việt Nam hiện nay như thế nào. Việc tái cơ cấu nền nông nghiệp nước ta theo hướng nào là câu hỏi cần có sự trả lời thoả đáng...

Theo ĐB Lê Thị Hồng cần nhiều giải pháp đồng bộ và phải thực sự quyết liệt, trách nhiệm cao mới có thể chuyển biến được tình hình. Quan điểm của ĐB Hồng là phải nhất quán chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao hướng tới nông nghiệp hữu cơ để chủ động hội nhập và đáp ứng nhu cầu thực phẩm có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Một kiến nghị khá mạnh mẽ của ĐB Hồng là Nhà nước phải từng bước xóa bỏ bao cấp về nông nghiệp. Theo đó việc nuôi, trồng cây con gì theo thời vụ như thế nào… nên để doanh nghiệp, người dân tự lo. Nhà nước nên tập trung vào những vấn đề vĩ mô như quy hoạch các vùng phát triển nông nghiệp và xây dựng các chính sách thúc đẩy phát triển một nền nông nghiệp tiên tiến, gắn với xây dựng nông thôn mới.

ĐB Lê Thị Hồng đề xuất phát triển lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp. Vì đây là lực lượng chủ lực của ngành nông nghiệp hiện đại. Lực lượng này bao gồm các tập đoàn nông nghiệp, các doanh nghiệp nông nghiệp và các trang trại.

“Muốn vậy thì hạt nhân, nòng cốt phải là doanh nghiệp; phải chuyển chủ thể chính trong nông nghiệp hiện nay từ hộ nông dân sang vai trò doanh nghiệp. Thực tiễn chứng minh rằng doanh nghiệp có khả năng thực hiện được việc này vì họ có năng lực đầu tư, có khả năng tiếp nhận và làm chủ công nghệ, có vốn, có kinh nghiệm thương trường”, bà Hồng nói.

Một vấn đề quan trọng khác được nhiều ĐBQH đồng tình với quan điểm của ĐB Hồng đó là Nhà nước phải hoàn thiện chính sách về đất đai để tạo thuận lợi nhất cho việc tích tụ và tập trung ruộng đất.

Bà Hồng cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa; sớm nghiên cứu cơ chế thuê ruộng đất ổn định, lâu dài. Thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch đất nông nghiệp bảo đảm tầm nhìn dài hạn; khẩn trương xây dựng quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của từng địa phương để bổ sung vào quy hoạch chung.

Nội dung này cũng được các ĐB Lê Công Đỉnh (Long An); ĐB Huỳnh Thanh Cảnh (Bình Thuận); ĐB Trần Đăng Ninh (Hòa Bình)… đăng đàn nêu ý kiến. Các ĐB cũng cho rằng, Nhà nước cần tạo môi trường và chính sách khuyến khích phát triển ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Các ĐBQH cho rằng, cần có cơ chế khuyến khích nông dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các hình thức hợp tác, liên kết trong tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Cần sự cam kết đồng hành của chính quyền. Việc Nhà nước cam kết đồng hành cùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao là không thể thiếu vì nông nghiệp không tự phát triển một mình mà phải cần đến hạ tầng, cần bảo vệ thương hiệu hay bản quyền tác giả... Về mặt vĩ mô, sự cam kết của chính quyền thể hiện ở quy hoạch tổng thể sao cho công nghiệp không “phá” nông nghiệp.

“Trong quản lý sản xuất nông nghiệp Nhà nước cần giảm dần hình ảnh “bao sân”, mà nên dành nguồn lực tập trung xây dựng và chỉ đạo thực thi các chính sách về nông nghiệp, nông thôn” ĐB Lê Thị Hồng đề nghị.

Theo chương trình làm việc, chiều nay, Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Nguyễn Xuân Cường sẽ đăng đàn làm rõ thêm các nội dung mà ĐBHQ quan tâm; đồng thời khẳng định rõ quyết tâm của toàn ngành trong chiến lược tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới.

Văn Hùng

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm