| Hotline: 0983.970.780

Phát triển thanh long bền vững

Thứ Hai 19/05/2014 , 10:49 (GMT+7)

Để cây thanh long phát triển bền vững theo hướng chất lượng và có sức cạnh tranh cao thì cần phải đa dạng giống, chủng loại, màu sắc, nghiên cứu KHKT...

Thanh long là một trong 11 loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh ở nước ta. Ngành nông nghiệp và các địa phương phải có chiến lược phát triển cây thanh long lâu dài, làm tốt quy hoạch và tổ chức SX ", đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh tại hội nghị “SX và phát triển thị trường thanh long bền vững” vừa tổ chức tại Bình Thuận.

Theo Cục Chế biến Nông lâm thủy sản & nghề muối, diện tích trồng thanh long cả nước hiện nay đạt 28.700 ha, với sản lượng ước 520.000 tấn/năm, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An.

Thanh long VN đã xuất khẩu tới 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Hà Lan, Malaysia... thanh long VN đã từng bước xâm nhập thị trường như New Zealand, Úc, Chi Lê, Ấn Độ. Kim ngạch XK thanh long năm 2013 chiếm 61,4% trong tổng số 307 triệu USD kim ngạch XK trái cây tươi của cả nước.

Ông Mai Kiều, GĐ Sở NN-PTNT Bình Thuận:

"Đến năm 2020 diện tích thanh long của Bình Thuận ổn định 25.000 ha, 90% diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng đạt 700.000 - 750.000 tấn. Để SX và phát triển thị trường bền vững chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu SX đến cơ sở đóng gói, sơ chế, bảo quản… trái thanh long".

Bình Thuận là tỉnh SX thanh long lớn nhất với diện tích trên 21.000 ha, tổng sản lượng khoảng 400.000 tấn, chiếm hơn 71% diện tích thanh long toàn quốc.

Bình Thuận cũng là địa phương đẩy mạnh SX thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với diện tích năm 2013 đạt trên 7.300 ha. Các tỉnh Tiền Giang, Long An đang triển khai xây dựng được các mô hình SX thanh long VietGAP, tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ.

Trong thời gian qua, các địa phương trên đã quy hoạch vùng SX thanh long trên địa bàn. Bộ NN-PTNT cũng ban hành quyết định về việc phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam bộ đến năm 2020, trong đó xác định diện tích thanh long toàn vùng đến năm 2020 đạt 24.800 ha.

Tuy nhiên, do hiệu quả của loại cây này mà nhiều vùng người nông dân tự phát chuyển đổi đất lúa sang trồng thanh long đã phá vỡ quy hoạch chung khiến diện tích thanh long tăng nhanh nhất là tỉnh Bình Thuận.

Hậu quả của việc phát triển ồ ạt thanh long là tình trạng thiếu điện, nước tưới cho SX; tình hình sâu bệnh hại thanh long phức tạp, nhiều nhất là bệnh đốm trắng ảnh hưởng đến năng suất chất lượng quả; một số thị trường nhập khẩu thanh long đã áp dụng các rào cản về kiểm dịch thực vật...

Ông Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho biết: "Để cây thanh long phát triển bền vững theo hướng chất lượng và có sức cạnh tranh cao thì cần phải đa dạng giống, chủng loại, màu sắc, nghiên cứu về phân bón, sử dụng hiệu quả nước tưới, thiết kế vườn trồng mới để tăng năng suất và chất lượng quả, xử lý bệnh đốm trắng dứt điểm, đồng thời kéo dài thời gian bảo quản trái...".

Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: "Trên cơ sở quy hoạch chung của Bộ NN-PTNT, các địa phương cần tiếp tục rà soát quy hoạch thanh long trồng tập trung trên địa bàn, xác định cụ thể diện tích phân bổ đến xã, thị trấn. Đồng thời gắn SX, thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ. Tăng cường quản lý chỉ đạo phát triển thanh long theo đúng quy hoạch, không phát triển tràn lan theo phong trào.

Đặc biệt, thanh long trái vụ là một trong những lợi thế của người trồng, vì vậy, các địa phương cần có sự phối hợp, thống nhất để định hướng SX rải vụ đạt hiệu quả cao. Quan tâm đầu tư, khuyến khích DN đầu tư cơ sở chế biến, đóng gói đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đầu tư xây dựng các kho lạnh bảo quản, nhà máy xử lý nhiệt và chiếu xạ để đáp ứng yêu cầu của thị trường".

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm