| Hotline: 0983.970.780

Phi công có bất phú?

Thứ Tư 06/06/2012 , 10:15 (GMT+7)

Câu chuyện khát khao thu hút công nghiệp đang khiến nhiều địa phương phải trả giá đắt. Và, bài học tận dụng lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế bền vững một lần nữa được nhắc đến khi Tiên Lữ, một huyện nằm sát với Kim Động, khu công nghiệp sôi động của tỉnh Hưng Yên, đang giàu lên từ nông nghiệp.

Câu chuyện khát khao thu hút công nghiệp đang khiến nhiều địa phương phải trả giá đắt. Và, bài học tận dụng lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế bền vững một lần nữa được nhắc đến khi Tiên Lữ, một huyện nằm sát với Kim Động, khu công nghiệp sôi động của tỉnh Hưng Yên, đang giàu lên từ nông nghiệp.

>> Khi câu ca dao không còn đúng

>> Những khu công nghiệp bỏ hoang

Tan mộng công nhân

Chúng tôi bắt đầu câu chuyện ở Tiên Lữ với một đảng viên năm nay đã ngoài 70 tuổi, ông Phạm Thiện Đoan, đảng viên chi bộ 5, thôn Dị Chế, xã Dị Chế. Dù tuổi đã cao cùng một cuộc sống an nhàn với con cháu, nhưng ông Đoan vẫn là chủ lực của gia đình trong phát triển kinh tế. Tận dụng đất rộng, ông cùng các con hùn vốn để chăn vịt đẻ và nuôi con đặc sản.


Chăn nuôi đã mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều nông hộ ở Tiên Lữ

Ông Đoan bảo rằng, người dân ở đây trước cũng mong muốn có công nghiệp về để “đổi đời”, bởi nghe nhiều người nói, làm công nghiệp có thể thu nhập gấp hàng trăm lần làm nông nghiệp. Hơn thế nữa, các nhà máy sẽ thu hút lao động địa phương. Con cháu ông và những nông dân khác sẽ thoát khỏi cảnh “chân lấm tay bùn”, buổi sáng đồng phục tinh tươm vào nhà máy làm việc, buổi chiều đi làm về lại sinh hoạt thể thao… Viễn cảnh ấy giờ đây không còn, khi nông dân các địa phương lân cận của Tiên Lữ đang “sống dở chết dở” với công nghiệp. Đất mất, ruộng còn lại thì không canh tác được. Nông dân lại không có đủ tiêu chuẩn trở thành công nhân.

Chỉ còn cách bám vào đồng ruộng mà sống, mà phát triển. Và thực tế ấy là câu trả lời đúng đắn nhất cho hướng suy nghĩ của những nông dân như ông Đoan. Thế là với hơn một mẫu ruộng, ông chuyển hướng sang nuôi ba ba, cộng với tận dụng mặt nước để chăn nuôi vịt. Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình ông Đoan cũng thu về vài trăm triệu đồng lãi.

Rộng khoảng 18000 m2, trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp của tỷ phú nuôi lợn, anh Nguyễn Hữu Cơ, ở xã Ngô Quyền, huyện Tiên Lữ là trang trại đầu tiên trở thành mô hình nuôi lợn có quy mô rộng và hiện đại nhất của tỉnh Hưng Yên. Khoảng 10 năm về trước, khi công nghiệp bắt đầu rầm rộ mở ra ở Kim Động, anh Cơ cũng “khăn gói quả mướp” sang huyện bạn định xin làm công nhân. Nhưng ngặt một nỗi, tay nghề không có, trình độ lại không, anh Cơ làm được dăm bữa nửa tháng thì nơi nào cũng sa thải. Anh bèn quay lại quê nhà, nghĩ “mưu” phát triển kinh tế.

“Ngày tôi bắt đầu khởi nghiệp từ con lợn, nhiều người bảo tôi như cưỡi trên lưng hổ. Làm ăn không khéo trắng tay như chơi. Nhưng không liều thì sao làm giàu được”, anh Cơ tâm sự. Chỉ tính riêng năm 2011, với 450 con lợn nái và khoảng 3.000 lợn thịt, anh Cơ đã thu về hơn 12 tỷ đồng từ việc bán lợn con và lợn thương phẩm. Gần đây, bà con nông dân vẫn thường đến nhờ anh tư vấn kỹ thuật, cách thức xây dựng chuồng trại, được anh tận tình hướng dẫn. Anh bảo: “Mình làm trước, nắm rõ cách làm thì phổ biến cho người dân. Thấy nhiều nông dân làm giàu từ trang trại, tôi cũng thấy phấn khởi”.

Những khu đồng trũng “cấy lúa không đủ ăn” trên mảnh đất Tiên Lữ giờ đã hình thành những trang trại tổng hợp quy mô. Theo thống kê, hiện nay toàn huyện có 285 trang trại, hầu hết tập trung và xa khu dân cư, nhiều hộ thu nhập 200-300 triệu đồng mỗi năm, chủ yếu kết hợp trồng cây ăn quả, ao thả cá, chuồng trại nuôi gia cầm, nuôi lợn…

Để có những triệu phú, tỷ phú nông dân, làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương, phải nói tới tầm nhìn và chủ trương đúng đắn chính quyền địa phương. Người nông dân muốn làm ăn lớn rất cần sự hỗ trợ về mặt bằng xây dựng, ưu đãi vay vốn đầu tư. Nắm bắt được xu hướng đó, chính quyền huyện đã thực hiện tốt công tác dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp, khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún. Từ chỗ bình quân 11 thửa/hộ, sau khi dồn đổi bình quân mỗi hộ chỉ còn 3 thửa. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, khai thác hiệu quả tiềm năng về đất đai đã hình thành nên nhiều vùng cây đặc sản, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh. 

Lấy nông nghiệp làm thế mạnh

Thực ra, với vị trí địa lý thuận lợi do tiếp giáp với thành phố Hưng Yên, Tiên Lữ hoàn toàn có thể “bằng anh bằng em” nếu chủ trương thu hút công nghiệp và quy hoạch các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, huyện này đã không làm thế.


Nông nghiệp được huyện Tiên Lữ chọn làm thế mạnh cho phát triển bền vững

Ông Đoàn Xuân Việt, Bí thư Huyện ủy Tiên Lữ thẳng thắn nhìn nhận rằng, với điều kiện khí hậu và đất đai như Tiên Lữ thì thuận lợi nhất vẫn là phát triển nông nghiệp đa dạng. Vốn là huyện thuần nông với điểm xuất phát thấp về kinh tế, GDP bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình của cả nước và của tỉnh, 15 năm qua, huyện đã thực hiện các chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới… Đến nay, diện tích gieo trồng toàn huyện đã đạt hơn 12,5 nghìn ha, năng suất lúa bình quân 66,76 tạ/ha, thu nhập bình quân đầu người ở Tiên Lữ đã đạt 16,1 triệu đồng/người.

Khẳng định hướng đi đúng đắn và tinh thần quyết tâm, phấn đấu của huyện trong những năm qua và thời gian tới, ông Việt cho rằng, chủ trương phát triển nông nghiệp bền vững, thay vì ưu tiên cho công nghiệp, đang là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp chính quyền trong huyện. “Chúng tôi tập trung cao chuyển nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất hàng hóa để khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương, đưa khoa học vào sản xuất nông nghiệp để nhân dân Tiên Lữ giàu lên từ chính mảnh đất của mình”, ông Việt nói.

Trong bức tranh tổng thể về quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên, huyện Tiên Lữ chiếm một vị trí khá khiêm tốn khi các dự án trọng điểm ít được đề cập. Toàn huyện chỉ có lác đác vài nhà máy dệt may, một số dự án sản xuất gạch và vật liệu xây dựng. Điều này cũng khẳng định chủ trương của huyện lấy nông nghiệp làm thế mạnh là hoàn toàn đúng đắn.

Theo thống kê của UBND huyện, đến hết 5 tháng đầu năm năm nay, tổng giá trị sản xuất của huyện Tiên Lữ đạt trên 600 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng hơn 7%. Đến nay ở Tiên Lữ đã có nhiều vùng chuyên canh trồng cây đặc sản, quy vùng đổi thửa, với trên 700 hécta diện tích, đồng thời mở rộng diện tích cây vụ đông xuất khẩu như ở xã Phương Chiểu, Hải Triều, Ngô Quyền, Nhật Tân, Hưng Đạo. Thu nhập 1ha canh tác năm 1997 chỉ đạt 28 triệu đồng/ha thì nay tăng lên 52 triệu đồng/ha/năm.

Chủ trương lấy nông nghiệp làm trọng tâm của Tiên Lữ cũng được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên tán đồng. Ông Nguyễn Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, Tiên Lữ là huyện tiếp giáp với thành phố Hưng Yên, vì vậy huyện cần tập trung vào việc phát huy các thế mạnh sẵn có; tiếp tục lấy nông nghiệp và dịch vụ là trọng tâm trong phát triển của huyện những năm tiếp theo. Cần làm tốt hơn nữa việc quy hoạch của huyện, gắn xây dựng  phát triển vùng chuyên cây con cho giá trị kinh tế cao.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm