| Hotline: 0983.970.780

Phiên họp Ủy Ban Hợp tác Lâm nghiệp lần thứ 9 giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Thứ Tư 01/11/2017 , 18:44 (GMT+7)

Ngày 31/10/2017, tại Seoul, Hàn Quốc, bên lề Hội nghị Bộ trưởng APEC về Lâm nghiệp lần thứ tư...

17-24-04_hop_tc_vn_-_hn_quocCác đại biểu dự phiên họp Ủy Ban Hợp tác Lâm nghiệp lần thứ 9 giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Ngày 31/10/2017, tại Seoul, Hàn Quốc, bên lề Hội nghị Bộ trưởng APEC về Lâm nghiệp lần thứ tư, phiên họp Ủy Ban Hợp tác Lâm nghiệp lần thứ 9 giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã được tổ chức nhằm đánh giá tình hình thực hiện Bản ghi nhớ (MOU) hợp tác trong hai năm qua và xây dựng các hoạt động hợp tác giữa hai bên trong thời gian tiếp theo. TS. KIM Jaehyen, Bộ trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Hàn Quốc và TS. Hà Công Tuấn, Thứ trưởng thường trực Bộ NN và PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đã đồng chủ trì phiên họp.

Tại phiên họp, hai bên đã rà soát và đánh giá tình hình hợp tác trong hai năm (2015 – 2017) và chia sẻ, trao đổi thông tin về định hướng và chính sách phát triển ngành lâm nghiệp của hai nước trong tương lai. Đồng thời, hai bên cũng phân tích, nhận diện các thách thức mới sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển ngành lâm nghiệp của hai nước cũng như trong khu vực. Hai bên đã giành nhiều thời gian thảo luận các nội dung liên quan đến thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực trồng rừng và chế biến gỗ xuất khẩu.

Phát biểu tại phiên họp, ông KIM Jaehyen, Bộ trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Hàn Quốc đã nhiệt liệt chào mừng Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn và đoàn Việt Nam tham dự phiên họp song phương của Ủy Ban Hợp tác Lâm nghiệp lần thứ 9 giữa Việt Nam và Hàn Quốc và Hội nghị Bộ trưởng APEC về Lâm nghiệp lần thứ tư do Hàn Quốc đăng cai. Ông KIM Jaehyen đánh giá cao sự hợp tác lâu dài và có hiệu quả từ năm 1999 đến nay trong lĩnh vực lâm nghiệp của hai nước bao gồm việc trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về phục hồi rừng, quản lý rừng bền vững, thúc đẩy thương mại và đầu tư. Ông bày tỏ sự ngượng mộ về những thành tựu mà ngành lâm nghiệp Việt Nam đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là việc hạn chế mất rừng, tiếp tục tăng độ che phủ rừng và quyết tâm đóng cửa rừng tự nhiên để phục hồi rừng. Đồng thời, ông KIM Jaehyen cũng cảm ơn sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam trong việc thành lập Tổ chức Hợp tác rừng Châu Á (AFoCo) thông qua việc Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Hàn Quốc đã phê chuẩn Hiệp định AFoCo.

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn đã cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Tổng cục Lâm nghiệp Hàn Quốc dành cho đoàn Việt Nam, ông nhấn mạnh: “Là hai quốc gia thuộc khu vực châu Á, hai nước Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và địa lý và có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp. Mặc dù đặc điểm rừng của hai nước khác nhau nhưng cả hai nước đều hướng tới mục tiêu chung là quản lý rừng bền vững, tăng độ che phủ của rừng vì một khu vực Châu Á xanh. Những thành tựu trong hợp tác vực lâm nghiệp mà hai nước đã đạt được trong thời gian qua sẽ là tiền đề thúc đẩy hai bên tiếp tục thực hiện tốt các nội dung của Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện tốt các hoạt động trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác rừng Châu Á, góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai bên”.

Hai bên đánh giá cao việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2015 đã mở ra những cơ hội thương mại vô cùng to lớn giữa hai quốc gia trong đó có gỗ và đồ gỗ, đồng thời thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đến đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hiện nay, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 5 của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 468 triệu USD, tăng khoảng 11% so với cùng kỳ năm 2016. Hiện tại, có khoảng 40 doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực trồng rừng, chế biến lâm sản, sản xuất viên nén, phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây thuốc và dược liệu với tổng số vốn là 76 triệu USD.

Tại phiên họp hai bên nhất trí trong năm 2018 sẽ cùng nhau xây dựng “Hướng dẫn quốc gia về gỗ hợp pháp”để hướng dẫn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và Hàn Quốc tuân thủ các qui định về gỗ hợp pháp của hai quốc gia. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bảo quản hạt giống cây rừng thông qua việc Việt Nam cử đoàn chuyên gia sang Hàn Quốc học hỏi kinh nghiệm hoạt động của “Cơ sở bảo quản hạt giống cây rừng dưới lòng đất/ Seed Vault” thuộc Vườn thực vật quốc gia Baekdu-daegan. Đây là một trong hai cơ sở có cơ sở bảo quản hạt giống cây rừng dưới lòng đất hiện đại nhất thế giới với mục tiêu sẽ bảo quản khoảng 300.000 hạt giống thực vật rừng trên toàn thế giới vào năm 2030...

Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí phiên họp Ủy Ban Hợp tác Lâm nghiệp lần thứ 10 giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2018 để thảo luận và ký kết bản MOU mới./.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm