| Hotline: 0983.970.780

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Nước sạch chính là sức khỏe, giống nòi chúng ta!

Thứ Sáu 25/07/2014 , 08:30 (GMT+7)

Có rất nhiều nguyên nhân khiến một số địa phương đạt tiêu chí thấp, nhưng nổi cộm nhất vẫn là vấn đề thiếu nguồn vốn đầu tư.

* Quy hoạch, làm quyết liệt để dân mọi vùng nông thôn được dùng nước sạch

Đặc biệt coi trọng công tác quy hoạch, bởi đây là cơ sở quan trọng để đầu tư các dự án cũng như là tiền đề thu hút các DN, tổ chức, người dân tham gia vào chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT). Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị giao ban trực tuyến thực hiện Chương trình MTQG NS&VSMTNT diễn ra sáng 24/7 tại Hà Nội.

14-54-29_1
Hội nghị trực tuyến Chương trình MTQG NS&VSMTNT sáng 24/7

KHÓ ĐẠT MỤC TIÊU

Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng cho biết, từ năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia NS&VSMTNT và tháng 3/2012 phê duyệt Chương trình MTQG NS&VSMTNT giai đoạn 2012 - 2015 tại Quyết định số 366, qua đó đặt mục tiêu đến năm 2015 đảm bảo 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 45% sử dụng nước đạt Quy chuẩn số 02 của Bộ Y tế với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày.

Về vệ sinh môi trường, phấn đấu 65% số hộ gia đình ở nông thôn, 45% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh và 100% các trường học mầm non, phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn có đủ nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh được quản lí và sử dụng tốt.

Mặc dù đã ban hành một loạt thông tư liên tịch, quyết định, chỉ thị, song theo Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng, từ nay đến năm 2015 để hoàn thành mục tiêu đề ra là vô cùng khó khăn, bởi thời điểm hiện tại, nhiều tiêu chí vẫn còn ở mức thấp. Do đó, cần có sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của người dân.

Cụ thể, mục tiêu tỉ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước đạt vệ sinh mới đạt 84%, tỉ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt Quy chuẩn 02 của Bộ Y tế đạt 42%, tỉ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh 62,5% và trường học, trạm y tế có công trình cấp nước, nhà tiêu hợp vệ sinh mới đạt từ 90 - 96%, trong khi mục tiêu là 100%.

Báo cáo của các địa phương cho thấy, tỉ lệ đạt thấp tập trung ở các vùng miền núi phía Bắc (cấp nước 80%, vệ sinh 50%), Bắc Trung bộ (cấp nước 75%, vệ sinh 54%) và Tây Nguyên (cấp nước 80%, vệ sinh 50%). Đây là những vùng có tỉ lệ cao về người nghèo, dân tộc thiểu số nên đòi hỏi trong thời gian tới cần tập trung cao độ hơn nữa nguồn lực đầu tư những khu vực này.

QUY HOẠCH MỚI CÓ ĐẦU TƯ

“CNH-HĐH không chỉ là GDP bao nhiêu, hộ nghèo như thế nào mà bao nhiêu người dân được sử dụng nước sạch, có công trình phụ đảm bảo vệ sinh cũng là tiêu chí vô cùng quan trọng. Vì vậy, thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần phải chỉ đạo quyết liệt hơn nữa. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao không chỉ ý thức, nhận thức của người dân mà cả nhận thức của lãnh đạo”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến một số địa phương đạt tiêu chí thấp, nhưng nổi cộm nhất vẫn là vấn đề thiếu nguồn vốn đầu tư. Nhưng theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, ngoài những yếu tố khách quan thì yếu tố chủ quan, thiếu chủ động của các địa phương cũng là nguyên nhân khiến chương trình NS&VSMTNT còn tồn tại những hạn chế, bất cập mang tính cố hữu. Theo Bộ trưởng, việc để tới 9% công trình không hoạt động và 18% hoạt động kém hiệu quả là trách nhiệm trong công tác điều hành, quản lí và tổ chức thực hiện của địa phương.

“Theo tôi, yếu tố quyết định thành công của Chương trình là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương. Ngay như Hội nghị trực tuyến có Phó Thủ tướng dự và chỉ đạo, nhiều bộ, ngành không cử đúng thành phần tham dự phần nào cho thấy ý thức, trách nhiệm. Các địa phương nên lưu ý, nếu Chương trình NS&VSMTNT không hoàn thành thì xây dựng NTM không thể thành công được”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

NS&VSMTNT là vấn đề liên quan đến thói quen, tập quán, nhận thức của người dân nên Bộ trưởng Cao Đức Phát chia sẻ, nếu không quyết làm và kiên trì làm không thể thành công được. Trước tiên, đảng viên cần gương mẫu đi trước để chính vợ, con, gia đình mình được dùng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, cần chú ý lồng ghép các chương trình để đạt được hiệu quả cao nhất.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao kết quả, sáng kiến mà Bộ NN-PTNT cùng các bộ, ngành địa phương đạt được trong những năm qua. Phó Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh rằng, NS&VSMTNT không chỉ là mục tiêu thiên niên kỷ nước ta phải phấn đấu mà còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe, giống nòi của ta.

Ngay như Hà Nội vẫn để có nơi người dân phải dùng nước bị nhiễm asen là không thể chấp nhận được. Do đó, dứt khoát chúng ta phải có giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả hơn bởi đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đi kèm với đó người dân nông thôn phải được dùng nước sạch.

14-54-29_2
Các địa phương cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa NS&VSMTNT

Qua số liệu báo cáo cho thấy, việc huy động vốn chỉ đạt 76% so với kế hoạch, ngoài nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội là đảm bảo còn lại vốn ngân sách, vốn huy động… đều ở mức rất thấp. Do đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lưu ý các địa phương trong việc đẩy mạnh khuyến khích xã hội hóa công tác NS&VSMTNT chứ không phải lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào nguồn ngân sách nhà nước.

Sở dĩ các DN, người dân chưa mặn mà với các công trình nước sạch theo Phó Thủ tướng do công tác quy hoạch của các địa phương chưa thật sự tốt. Bởi quy hoạch là yếu tố quan trọng hàng đầu để triển khai các dự án và kêu gọi nhà đầu tư. Thực tế chứng minh, những địa phương làm tốt công tác xã hội hóa NS&VSMTNT đều do có quy hoạch rất bài bản.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Chỉ bàn làm, không bàn lùi'

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần 'chỉ bàn làm, không bàn lùi', ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương; vượt nắng, thắng mưa, hoàn thành tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Tây Ninh chấn chỉnh nhiều nhà máy tinh bột sắn gây ô nhiễm

Nhiều cơ sở sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thường xuyên xả thải trực tiếp ra môi trường dù bị phạt nặng. Tỉnh này đang quyết liệt chấn chỉnh…

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngồi ở nhà, người dân Huế vẫn được cấp phiếu lý lịch tư pháp

THỪA THIÊN - HUẾ Từ ngày 22/4, người dân Huế có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2 sẽ thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh VneID.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm