| Hotline: 0983.970.780

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Năm 2015 VN chủ động tích cực hội nhập

Chủ Nhật 14/06/2015 , 09:11 (GMT+7)

Trả lời chất vấn ĐBQH, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Từ kinh nghiệm cũ, năm 2015 chúng ta sẽ chủ động tích cực hội nhập. 

AFTA là một thời cơ rất lớn, nhưng đồng thời cũng là nguy cơ thua ngay sân nhà nếu chúng ta không trang bị kiến thức, đổi mới, đặc biệt là KHCN, cải thiện năng suất lao động và giá thành sản phẩm.

Tâm thế vào AFTA?

Đề cập đến vấn đề nợ công, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) nói: Cử tri rất lo lắng về sự an toàn nợ công, ĐBQH thì lo âu, lo ngại và thậm chí lo quá. Trong khi Chính phủ cho rằng, nợ công tuy cao và tăng nhanh nhưng an toàn. Vì sao  có sự lỗi nhịp trong suy nghĩ nợ công ở nước ta? Chính phủ sẽ triển khai biện pháp cụ thể gì để đem lại sự an toàn, an dân và an toàn nợ công?

Cũng về vấn đề này ĐB Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) bày tỏ lo âu trước việc có nhiều nước từ chối vay ODA, trong khi VN lại nhiều nguồn vốn này?

Giải đáp các băn khoăn đó, Phó Thủ tướng cho biết: Điều quan trọng nhất của nợ công chính là khả năng vay, trả nợ như thế nào và hiệu quả khoản vay rất quan trọng chứ không phải chỉ đơn thuần là một tỷ lệ. Chúng ta kêu gọi vốn ODA vì nước ta nghèo, hạ tầng cơ sở còn bất cập. Lãi suất vay ODA nói chung là thấp, thời gian dài từ khoảng 1,6% đến 1,7%/năm. Cho nên, vẫn tiếp tục kêu gọi ODA.

Trong thời gian qua do nhu cầu phát triển hạ tầng, chúng ta đã có mức tăng tỷ lệ nợ công cao hơn tăng tỷ lệ GDP. Thủ tướng Chính phủ đã ký chỉ thị 02 với một số biện pháp để đảm bảo nợ công. Trong đó chú ý cơ cấu lại nợ theo hướng tăng vay dài hạn, giảm áp lực trong ngắn hạn, tăng vay trong nước, giảm nợ nước ngoài, vay ODA ngoài nước với lãi suất thấp, quản lý chặt chẽ các khoản vay, giảm dần tỷ lệ cấp phát và thu đủ nợ.

“Giải pháp được coi là căn cơ chính là tiếp tục duy trì, ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Vì có tăng trưởng tốt thì mới có khả năng trả nợ và tăng thu ngân sách. Những giải pháp đó sẽ tạo điều kiện tốt kìm chế nợ công” – Phó Thủ tướng nói.

Một vấn đề khác được nhiều ĐBQH quan tâm. Đó là theo báo cáo của QH và Chính phủ thì cuối năm nay chúng ta sẽ gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, sẽ kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương và ký nhiều Hiệp định thương mại tự do AFTA. Ý kiến của ĐBQH cho rằng, việc hội nhập sâu rộng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho đất nước nhưng vẫn hết sức lo lắng.

Theo ĐB Trần Hoàng Ngân, trước khi gia nhập WTO kinh tế VN tăng trưởng nhanh và ổn định nhưng sau khi hội nhập thì khác. Từ băn khoăn này, ĐB Ngân hỏi: “Chính phủ sẽ rút kinh nghiệm gì về sự hội nhập trong năm 2007 vừa qua để chúng ta không bị khủng hoảng hay bất ổn vĩ mô sau khi hội nhập năm 2015 tới đây?”


ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) lo ngại về tình hình nợ công khi chất vấn Phó Thủ tướng

Sẽ nghiên cứu thêm chính sách tạm trữ lúa gạo

Trước băn khoăn của ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) về việc người nông dân chưa được hưởng lợi từ chủ trương tạm trữ lúa gạo. Phó Thủ tướng nói: “Chúng tôi rất suy nghĩ, là tại sao không hỗ trợ trực tiếp cho nông dân để làm việc này có lợi hơn. Nhưng sự thực là nông dân không có kho để chống ẩm, chống mốc, không có năng lực tài chính để mua gạo. Còn ở đây ta hỗ trợ lãi suất, phải bỏ tiền ra mua, chứ không phải hỗ trợ mua hộ. Vì những lý do đó, chúng ta phải dùng tư nhân làm việc này. Gần đây ĐBSCL có một số hộ tạm trữ được một nghìn tấn thóc. Chính phủ sẽ lắng nghe thêm ý kiến của ĐBQH để xử lý chủ trương tạm trữ này thế nào có hiệu quả nhất”.

Trả lời thẳng vấn đề này Phó Thủ tướng nói: Khi gia nhập WTO năm 2007 thì ngay năm 2008 chúng ta đã bị khủng hoảng. Khủng hoảng từ Mỹ đến châu Âu lan tỏa ra toàn cầu. Nguyên nhân chính là tích tụ nền kinh tế trong nhiều năm của ta còn nhiều bất cập. Doanh nghiệp chưa ứng phó kịp thời, kinh nghiệm của mình trong chỉ đạo còn nhiều bất cập, cho nên chúng ta không thể thoát khỏi cơn khủng hoảng đó.

Từ kinh nghiệm cũ, năm 2015 chúng ta sẽ chủ động tích cực hội nhập. AFTA là một thời cơ rất lớn, nhưng đồng thời cũng là nguy cơ thua ngay sân nhà nếu chúng ta không trang bị kiến thức, đổi mới, đặc biệt là KHCN, cải thiện năng suất lao động và giá thành sản phẩm. Chúng ta cần chuẩn bị tâm thế, trước hết là thể chế pháp luật, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế để đón thời cơ mà phát triển, đồng thời chống được khủng hoảng, tiếp tục tăng trưởng như mong muốn.

Xa dân, gần quan

ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) gửi tới Phó Thủ tướng vấn đề được coi là hệ trọng vì liên quan đến con người. ĐB Tiến cho rằng, thành hay bại của mọi chủ trương, chính sách đều từ con người, do con người.

Thế nhưng thời gian qua dư luận xã hội rất bất bình về một bộ phận cán bộ, công chức có hành vi vòi vĩnh, nhũng nhiễu, quan cách, hách dịch, vô cảm, vô tâm, xa dân gần quan, lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử với người dân. Tự đánh mất năng lực lắng nghe và năng lực tiếp thu, quên hẳn trong bộ nhớ hai từ cảm ơn và xin lỗi khi thực thi công vụ.

Từ thực tế đặt ra đó, ĐB Tiến đề nghị Phó Thủ tướng cho biết những giải pháp mạnh để cải cách chế độ công vụ, nâng cao trách nhiệm và đạo đức công vụ để họ thực sự là những công bộc của dân.

Phó Thủ tướng cảm ơn những trăn trở này của ĐB Tiến. Theo Phó Thủ tướng, VN có gần 4 triệu người, kể cả viên chức, công chức chưa kể lực lượng vũ trang Nhân dân. Nếu đội ngũ này làm tốt thì đó chính là sức mạnh to lớn thúc đẩy xã hội phát triển. Vì thế người cán bộ phải tận tụy, gương mẫu, lễ phép phục vụ Nhân dân. Đây là một yêu cầu rất lớn hiện nay.

Việc một bộ phận xa dân, quan liêu là thuộc về đạo đức công vụ. Tới đây, Chính phủ sẽ thanh tra, kiểm tra, đổi mới chế độ chính sách công vụ như mô tả việc làm, giảm biên chế, tổ chức thi tuyển để tìm cán bộ tốt phục vụ Nhân dân. Đi liền với đó là tăng cường kỷ cương, kỷ luật, đánh giá, bình chọn một cách kịp thời để đưa những cán bộ không đủ tiêu chuẩn ra khỏi bộ máy nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn.

Chưa dừng lại ở đó, ĐB Lê Như Tiến tiếp tục nêu câu hỏi: “Ngay từ đầu nhiệm kỳ cử tri và dư luận xã hội đã có băn khoăn và cảnh báo về 30% số cán bộ công chức trong bộ máy công quyền, sáng cắp ô đi tối cắp về, đến nay đã cuối nhiệm kỳ xin Phó Thủ tướng cho biết tỷ lệ này giờ còn bao nhiêu và hệ thống giải pháp?”.

Phó Thủ tướng thừa nhận tình trạng này đang diễn ra và số đó không nhiều. Tỷ lệ bao nhiêu thì cũng chưa nắm một cách chắc chắn. Nhưng báo cáo của các Bộ, ngành tỷ lệ này là thấp. Thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị về tinh giảm biên chế thì thời gian tới loại này trước hết phải giảm sớm, giảm mạnh hơn nữa. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân” – Phó Thủ tướng nhất quán.

Sẽ có chính sách ưu đãi cho miền Tây Nam Trung bộ

Trước thực trạng hạn hán nghiêm trọng ở Nam Trung bộ thời gian qua, ĐB Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) đề nghị Chính phủ có chính sách cho vùng miền núi phía Tây Nam Trung Bộ. Về điều này Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất đồng tình.

“Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương 26 huyện với 302 xã miền Tây Nam Trung bộ sẽ được hưởng các chính sách như Tây Nguyên. Ví dụ, 50% hộ nghèo thì coi như huyện nghèo. 26 huyện miền Tây của miền Trung, tính cả Bình Phước, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, được hưởng chính sách này trong thời gian tới. Đề nghị Bộ KHĐT tiếp thu ý kiến Quốc hội hôm nay, để thể hiện bằng văn bản pháp luật đối với các huyện đó” – Phó Thủ tướng lưu ý.

 

Xem thêm
Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm