| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống bão Haima: Chỉ còn 30 giờ!

Thứ Năm 23/06/2011 , 08:44 (GMT+7)

Dự kiến đến 10h ngày 24/6, vị trí tâm bão sẽ ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc, 108,2 độ Kinh Đông trên khu vực biên giới Việt – Trung.

Ngày 22/6, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Trưởng Ban Chỉ đạo PCLBTW đã chủ trì cuộc họp triển khai phòng chống cơn bão HAIMA đang di chuyển từ khu vực đảo Hải Nam – Trung Quốc về vùng biển Việt Nam theo hướng giữa Tây Bắc và Tây Tây Bắc.

Từ trưa ngày 23/6, vùng biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Vùng ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng gió sẽ mạnh dần lên cấp 5, có nơi cấp 6-7. Chiều 23/6 các tỉnh Bắc Bộ sẽ đồng loạt có mưa vừa, mưa to. 

Dự kiến đến 10h ngày 24/6, vị trí tâm bão sẽ ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc, 108,2 độ Kinh Đông trên khu vực biên giới Việt – Trung. Do ảnh hưởng của bão, vùng phía Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão giật cấp 9, cấp 10. Khu vực quần đảo Hoàng Sa có mưa rào và dông mạnh. Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp của gió mùa tây nam, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 7-8. Theo báo cáo trên thì các tỉnh chỉ còn khoảng 30 giờ để phòng chống bão.

Về việc phòng chống bão trên biển, hiện số tàu thuyền đang hoạt động tại khu vực bão đổ bộ nguy hiểm còn khá nhiều. Riêng ở quần đảo Hoàng Sa còn 97 tàu/1.979 người, khu vực Vịnh Bắc bộ khoảng 2.598 tàu/15.847 người. Tất cả số tàu thuyền trên cùng với hơn 45.536 tàu khác đang neo đậu đều đã được thông báo tin bão để sớm quay trở về hoặc vào nơi trú ẩn.

Về công tác chống bão trên đất liền, Ban Chỉ đạo PCLBTW đã đôn đốc các tỉnh thu hoạch các trà lúa chín. Đến nay một số tỉnh thực hiện cứu lúa khá tốt: Hải Phòng thu hoạch 40%, Hà Nội 70%, Nam Định 15%... Hầu hết các công trình thủy lợi đã chủ động bơm tiêu nước đệm. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc, ở vùng nguy hiểm nhưng vẫn chỉ thông báo ở mức áp thấp nhiệt đới.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, thời gian từ nay đến khi cơn bão đổ bộ vào nước ta không còn nhiều nên các địa phương cần nghiêm túc thực hiện Công điện số 14/CĐ-VPTW. Triển khai ngay các phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, các công trình đang thi công ven sông, ven biển. Rà soát sơ tán dân tại vùng trũng, thấp ở cửa sông, ven biển, các khu vực có nguy cơ sạt lở. Tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng cần theo dõi sát diễn biến của cơn bão để quyết định không cho tàu, thuyền ra khơi đồng thời khẩn trương kêu gọi tàu, thuyền đang hoạt động trở về. Các tỉnh có mỏ phải triển khai giải pháp đảm bảo an toàn tại khu vực khai thác khoáng sản.

Xem thêm
Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chấn chỉnh hoạt động đón trả khách không đúng nơi quy định trong dịp 30/4

TP.HCM Theo báo cáo mới nhất của Thanh tra giao thông TP.HCM, thành phố hiện có 87 điểm đón trả khách sai quy định, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.