| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống bệnh hại lúa thời kỳ khô hạn

Thứ Ba 20/07/2010 , 10:52 (GMT+7)

Để khắc phục tình trạng khô hạn, giúp cây lúa tăng cường sức chống chịu hạn và hại, đặc biệt là bệnh vàng lá - thối rễ, bà con nông dân nên kịp thời sử dụng thuốc Antracol 70 WP và thuốc Nativo 750 WG.

Do điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích lúa ở hầu hết các tỉnh miền Bắc nước ta đang ở giai đoạn hồi xanh - đẻ nhánh đã bị khô hạn nghiêm trọng. Hậu quả nắng hạn ở thời kỳ xung yếu này đã dẫn đến cây lúa khó hồi xanh sau cấy, dễ bị chết hoặc lá lúa héo vàng, bộ rễ không phát triển, cây lúa còi cọc, thiếu dinh dưỡng, khả năng đẻ nhánh rất kém. Mặt khác triệu chứng vàng lá - thối rễ lúa đã xuất hiện và phát triển trên nhiều diện tích lúa cấy ở các tỉnh phía Bắc như Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh...

Để khắc phục tình trạng khô hạn, giúp cây lúa tăng cường sức chống chịu hạn và chống chịu các bệnh hại lúa ở giai đoạn hồi xanh - đẻ nhánh, đặc biệt là bệnh vàng lá - thối rễ hiện nay, bà con nông dân nên kịp thời sử dụng thuốc Antracol 70 WP và thuốc Nativo 750 WG. Thuốc Antracol 70 WP có bổ sung vi lượng kẽm (Zn++) dễ tiêu cho cây lúa (trong 1kg thuốc Antracol 70 WP phun cho 1 ha lúa có bổ sung 150 g kẽm tinh khiết rất dễ hấp thụ cho cây lúa khi phun lên lá), nhờ đó thuốc có tác dụng kích thích bộ rễ cây lúa phát triển rất mạnh, rễ lúa hình thành nhiều hơn, rễ kéo dài ra, đâm sâu hơn xuống đất. Bên cạnh đó, nhờ bổ sung vi lượng kẽm có tác động tốt vào quá trình hình thành diệp lục nên lá lúa phát triển mạnh, làm lá xanh hơn và thẳng đứng, dẫn đến tăng khả năng sinh trưởng của cây lúa, khắc phục tốt triệu chứng vàng lá, làm lúa cứng cây đồng thời tăng khả năng đẻ nhánh và sức chống chịu bệnh của cây.

Thuốc Antracol 70 WP là thuốc đặc dụng phòng trừ các loài nấm bệnh, có tác động đa điểm lên tế bào của nấm gây bệnh nên nấm rất khó kháng thuốc, đồng thời bảo vệ cây lúa an toàn trước sự xâm nhiễm của các loài nấm hại. Vì vậy để phát huy hiệu quả của thuốc, bà con nên sử dụng sớm vào (hoặc trước) thời kỳ lúa đẻ nhánh – làm đòng để kịp thời bổ sung vi lượng kẽm cho cây lúa, đồng thời sớm ngăn ngừa được các bệnh hại quan trọng, thúc đẩy mạnh quá trình tổng hợp diệp lục làm lá lúa xanh hơn, bộ lá lúa thẳng đứng, có tác dụng hạn chế ngay từ đầu tác hại của các bệnh trên đồng ruộng, đặc biệt bệnh vàng lá - thối rễ...

Thuốc Antracol thuộc nhóm 4 (rất ít độc), an toàn với cây lúa và môi trường, mặt khác thuốc có tác dụng dưỡng lá, nuôi đòng, giúp cây lúa tăng năng suất và tăng phẩm chất gạo.

Trong trường hợp do thời tiết biến động, áp lực bệnh hại lúa tăng lên cả về số lượng và mức độ gây hại (thường ở giai đoạn đứng cái – làm đòng), bà con cần chú ý kết hợp thuốc Antracol 70WP và thuốc Nativo 750 WG của Công ty Bayer (Cộng hoà liên bang Đức). Do đặc tính tiếp xúc và lưu dẫn cao, thuốc Nativo 750 WG có tính lan toả trong mô cây lúa rất mạnh nên thuốc nhanh chóng bảo vệ cả 2 mặt lá lúa kể cả các dảnh lúa khác dù không được tiếp xúc với thuốc. Vì vậy thuốc Nativo 750WG có tác dụng phòng và trừ bệnh tối ưu, làm nấm bệnh bị tiêu diệt nhanh chóng, triệt để nhưng không ảnh hưởng đến cây lúa.

Kết hợp phun thuốc Nativo 750 WG + Antracol 70WP thời kỳ này sẽ có tác dụng tổng hợp phòng trừ nhanh chóng, triệt để tất cả các bệnh nấm hại lúa trên đồng ruộng, đồng thời có tác dụng nhiều mặt vừa kích thích sự sinh trưởng của cây lúa, giúp cây lúa tăng khả năng chống chịu hạn, chua phèn, chống đổ ngã, vừa dưỡng lá, thúc đẩy bộ rễ lúa phát triển, làm bộ lá đòng thẳng đứng và nuôi đòng, vừa giúp cây lúa trỗ đều, hạt lúa no nặng, sáng bóng. Sự kết hợp của 2 loại thuốc trên có thể giải quyết triệt để các bệnh nấm hại cây lúa trong hoàn cảnh thời tiết bất thuận hiện nay cho các tỉnh phía Bắc.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm