| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống hạn, xâm nhập mặn tại miền Trung, Tây Nguyên

Thứ Năm 27/12/2012 , 10:04 (GMT+7)

Năm 2012, do ảnh hưởng của hiện tượng Elso, ở Trung bộ mặc dù đang trong mùa mưa nhưng tổng lượng mưa còn rất nhỏ.

Năm 2012, do ảnh hưởng của hiện tượng Elso, ở Trung bộ mặc dù đang trong mùa mưa nhưng tổng lượng mưa còn rất nhỏ.

Lượng mưa bình quân 11 tháng đầu năm 2012 tại khu vực Trung bộ bị thiếu hụt 20 - 30%, riêng trong mùa mưa hụt khoảng 40 - 60% so với mức trung bình nhiều năm. Lượng nước trữ trong các hồ hiện chỉ đạt 50-60% dung tích thiết kế, một số hồ đang ở mực nước chết. Dự báo, lượng mưa trong vụ ĐX 2012-2013 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên sẽ ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm...

Trước tình hình trên, nhằm chủ động phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo đủ nước phục vụ SX vụ ĐX 2012-2013, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vừa có chỉ thị yêu cầu:

Chủ tịch UBND các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương thực hiện các giải pháp sau:

1. Kiện toàn BCĐ phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn các cấp để có kế hoạch và đủ hiệu lực điều hành cấp nước phục vụ SX.

2. Đánh giá, cân đối khả năng nguồn nước thực tế ở các sông suối, hồ, ao đầm, nguồn nước trữ của các công trình thủy lợi và nguồn nước ngầm của từng vùng, từng khu vực tại địa phương để chủ động bố trí cơ cấu SX và mùa vụ; quản lí chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ thất thoát nước của các hồ chứa. Các hồ đang sửa chữa, nếu đủ điều kiện an toàn cũng phải tích nước chống hạn; sử dụng nước tiết kiệm, có hiệu quả. Ưu tiên cân đối nguồn nước cho sinh hoạt và chăn nuôi.

3. Tổ chức ra quân làm thủy lợi để khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, các cửa khẩu dẫn nước đảm bảo đưa được nước tới mặt ruộng, nhất là các cấp kênh mương nội đồng.

4. Chỉ đạo các địa phương phối hợp với các Cty Khai thác công trình thủy lợi thực hiện nghiêm túc các phương án chống hạn đã đề ra, bổ sung các trạm bơm dã chiến, bảo dưỡng máy móc, tu sửa công trình, xử lí các sự cố hư hỏng; tổ chức kiểm tra đồng ruộng, đặt lịch tưới cụ thể; quản lí phân phối nước chặt chẽ và linh hoạt; tổ chức tưới luân phiên và tiết kiệm nước; theo dõi chặt chẽ tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn và hạn hán trong, ngoài hệ thống công trình thủy lợi, chủ động xử lí tình huống phục vụ tốt yêu cầu SX và đời sống nhân dân.

5. Những vùng không cân đối được nguồn nước cho suốt vụ, phải thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng; gieo trồng những cây trồng cạn dùng ít nước đảm bảo SX hiệu quả.

6. Có giải pháp đảm bảo cấp nước sinh hoạt, đặc biệt chú ý vùng núi cao, vùng ven biển, không để xẩy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

7. Bố trí đủ kinh phí để tu bổ, sửa chữa công trình thủy lợi và thực hiện các biện pháp phòng chống hạn.

8. Tổ chức tuyê truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện phòng chống hạn, biểu dương, khuyến khích những địa phương, cơ sở chủ động và có sáng kiến chống hạn hiệu quả.

9. Giao Sở NN-PTNT là cơ quan đầu mối, tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố trong việc chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan và đơn vị triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn nước, chủ động thực hiện công tác phòng chống hạn và xâm nhập mặn; thường xuyên báo cáo Bộ NN-PTNT (thông qua Tổng cục Thủy lợi) để phối hợp giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh. 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm