| Hotline: 0983.970.780

Phòng ngừa bệnh Alzheimer

Thứ Tư 20/07/2011 , 11:53 (GMT+7)

Alzheimer là thuật ngữ chuyên môn nói về căn bệnh thoái hóa não diễn ra từ từ làm con người mất dần trí nhớ, nhất là nhóm trên 65 tuổi hay còn gọi là bệnh suy giảm trí nhớ.

Alzheimer là thuật ngữ chuyên môn nói về căn bệnh thoái hóa não diễn ra từ từ làm con người mất dần trí nhớ, nhất là nhóm trên 65 tuổi hay còn gọi là bệnh suy giảm trí nhớ.

Đây là căn bệnh phát triển mạnh ở Mỹ và phương Tây, riêng tại Mỹ hiện nay cứ 68 giây lại có thêm một người mắc bệnh mới và dự báo đến năm 2050 tỷ lệ người mắc bệnh sẽ tăng lên gấp đôi (16 triệu người).

Đáng tiếc, Alzheimer lại là căn bệnh chứa đựng nhiều bí ẩn nên việc điều trị vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, thậm chí cả những loại thuốc đang được dùng cũng không phát huy được tác dụng nên việc phòng ngừa đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

1.Nguyên nhân gây bệnh

- Béo phì, nhất là béo bụng

- Kháng insulin và bệnh tiểu đường, 65% số người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

- Hàm lượng axít uric trong máu cao

- Cao huyết áp

- Suy giảm chức năng tuyến giáp

- Thiếu hụt Intracellular T3 (Tế bào hệ miễn dịch)

- Mắc bệnh tim mạch

- Thiếu hụt dinh dưỡng (như vitamin D, hàm lượng homocysteine tăng do cơ thể không cung cấp đủ vitamin B6, B12 và folate, thiếu hụt các loại mỡ Omega-3 và Vitamin E).

- Ô nhiễm môi trường: Rất đa dạng như ngộ độc nhôm, thủy ngân, Flo và đồng. Ngoài ra, bức xạ phát ra từ điện thoại di động, các trường điện từ cũng là nguyên nhân gây phá hủy cấu trúc ADN dẫn đến mắc bệnh Alzheimer.

- Do di truyền: Có tới 50% người mắc bệnh Alzheimer là có tiền sử từ gia đình

- Do lạm dụng quá nhiều đường Fructose (trên 25 gam/ngày)

2. Vài cách phòng tránh

- Hạn chế ăn đường Fructose, nếu ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng của não, nên ăn dưới mức 25 gam/ngày.

- Vitamin B12: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan thì dùng nhiều Vitamin B12 trong thực đơn hàng ngày sẽ giảm tới 2% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer vào giai đoạn cuối đời.

- Vitamin D: Các chuyên gia ĐH Winconsin đã tiến hành nghiên cứu dài kỳ ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh suy giảm trí nhớ đã phát hiện thấy phần lớn những người này là nhóm thiếu hụt Vitamin D. Vì vậy bổ sung đủ Vitamin D sẽ giúp não hoạt động tốt, hạn chế viêm nhiễm và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.

- Tăng cường thực phẩm giàu folate (một dạng vitamin nhóm B), các loại mỡ tốt Omega-3 có nhiều trong cá, nhất là Omega-3 DHA có tác dụng hạn chế gây tổn thương, gây chết tế bào và giúp cho não khỏe, làm việc tốt.

- Hạn chế tích độc, phơi ra môi trường ô nhiễm: Tránh bọc lót răng có chứa hợp chất omalgram (trắng răng bằng omalgram), tránh tiếp xúc môi trường có độc tố nhôm. Ví dụ dùng chất chống phát mùi, các lọai mỹ phẩm, chất làm đẹp có chứa hóa chất gây độc hại.

- Thận trọng khi tiêm phòng cúm vì hầu hết vắcxin cúm đều có chứa nhôm và thủy ngân.

- Tránh sử dụng các loại thuốc kháng kiểu colin (anticholinergic), thuốc chặn acetylcholine, các loại thuốc ngủ, chống trầm cảm, thuốc trị bất lực, thuốc giảm đau.

- Ngoài các loại dưỡng chất nói trên, nên duy trì thực đơn ăn uống cân bằng, kể cả nhóm người ăn chay, chú ý tăng cường nhóm quả mọng vì có hàm lượng chất chống ôxi hóa cao, có tác dụng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc các bệnh thần kinh, trong đó có bệnh Alzheimer.

- Tăng cường luyện tập thể thao, nên duy trì cuộc sống năng động, hoạt động thể chất, tránh xa cuộc sống tĩnh tại. Nên áp dụng các bài tập tăng cường trí não như đọc báo, chơi các loại nhạc cụ, học ngoại ngữ... Tóm lại, nên chú tâm đến những công việc có tác dụng kích hoạt não, giống như luyện tập thể thao, sống vui sống khỏe để làm chậm quá trình suy giảm chức năng thần kinh và làm cho trí óc thêm minh mẫn.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm