| Hotline: 0983.970.780

Phòng trị bệnh thường gặp trên ếch

Thứ Năm 15/12/2011 , 14:11 (GMT+7)

Một số nguyên nhân có thể gây bệnh cho ếch như: bể nuôi bị dơ, thức ăn kém chất lượng, mật độ nuôi cao, chăm sóc và quản lý môi trường nuôi không tốt, kích cỡ ếch không đều…

PHÒNG BỆNH:

- Vệ sinh, tẩy trùng bể trước khi nuôi bằng Vimekon 1 kg/2.000m3 nước.

- Đảm bảo nguồn nước sạch và giữ vệ sinh khu nuôi ếch.

- Kiểm tra ếch giống khi mua về, tắm nước muối 3% trong 15 phút.

- Thả ếch với mật độ vừa phải.

- Tách ếch có kích cỡ lớn ra khỏi đàn.

- Đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn trong từng giai đoạn phát triển của ếch. Thường xuyên bổ sung vitamin, khoáng, premix, cho ếch như Glusome 115, Vitamin C Antistress, Prozyme (men tiêu hóa) hoặc Vime-Glucan, Vemevit No.9... giúp ếch lớn nhanh và tăng sức đề kháng với dịch bệnh.

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ẾCH:

1. Bệnh đỏ loét chân: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla gây ra khi môi trường nuôi bị ô nhiễm và khi ếch cắn nhau.

- Triệu chứng: ếch giảm ăn, di chuyển chậm, trên thân và vùng da dưới bụng xuất hiện những nốt đỏ, chân bị sưng và dấu hiệu rõ nhất là gốc đùi có tụ huyết. Khi bệnh nặng các vết tụ này sẽ bị lở loét đồng thời khi giải phẫu nội tạng thấy xuất huyết trong ổ bụng, bụng tích nước.

- Cách trị: trị bệnh chỉ hiệu quả khi phát hiện bệnh sớm.

+ Thay 30-50% nước bể nuôi.

+ Tắm ếch trong Vime-Iodine 200 với liều 1 lít/2.000m3 nước.

+ Trộn thuốc vào thức ăn liên tục 5-7 ngày bằng: Vimedox 4g/ kg thức ăn + Vime N.333 2,5g/kg thức ăn (hoặc /10kg ếch nuôi).

2. Bệnh sình bụng: bệnh thường xảy ra ở giai đoạn ếch nhỏ, do ếch ăn quá nhiều, thức ăn bị ôi thiu làm ếch không tiêu hóa được hoặc do môi trường nước nuôi bị dơ.

- Triệu chứng: bụng ếch bị trương phồng lên, ếch nằm yên một chỗ. Một số con có hậu môn lồi ra, ruột bị sưng lên. Trong ruột có dịch lỏng lẫn một ít thức ăn.

- Cách trị:

+ Ngưng cho ếch ăn 1-2 ngày, sau đó khi cho ếch ăn thức ăn khô phải ngâm cho thấm nước rồi mới thả xuống, không thả trực tiếp thức ăn khô xuống bể khi cho ăn.

+ Sát khuẩn nước ao bằng Vimekon 1kg/1.500-1.700m3 nước.

+ Trộn thuốc vào thức ăn 5-7 ngày liên tục:

Sáng: Vime-Glucan hoặc Glusome 115 với liều 10g/kg thức ăn.

Chiều: Vimenro 2,5g/kg thức ăn + Trimesul 240 với liều 5g/kg thức (hoặc /10kg ếch nuôi).

Lưu ý: nên ngâm thức ăn viên với một lượng nước vừa đủ khoảng 10-15 phút trước khi cho ếch ăn để giúp cho ếch dễ tiêu hóa và hạn chế được bệnh chướng hơi.

3. Bệnh mù mắt, quẹo cổ: chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

- Triệu chứng: mắt bị viêm sưng, đục và bị mù cả 2 mắt. Biến dạng cột sống và quẹo cổ, ếch thường xuyên quay cuồng và chết.

- Trị bệnh:

+ Loại bỏ những con có triệu chứng bệnh.

+ Khử trùng bể nuôi bằng Vime-Iodine 200 1 lít/2.000m3 nước.

+ Có thể trộn vào thức ăn Vimenro 200 1ml/kg thức ăn hoặc V-200 với liều 3ml/kg thức ăn.

4. Bệnh do ký sinh trùng: do nhiều giống loài thuộc nhóm Trichodina, Zoothanium gây ra.

- Triệu chứng: ký sinh trùng ký sinh trên da ếch vào lúc giao mùa, khi thời tiết nắng nóng chuyển qua mưa dầm, lúc này trên da ếch sẽ có những dịch nhờn tạo nên những điểm màu trắng đục.

- Trị bệnh: dùng Fresh water 1kg/1.500-1.700m3 nước tắm ếch, 3 ngày tắm 1 lần. Thường xuyên trộn Prozyme, Vemevit No.9, Vitamin C Antistress vào thức ăn để bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp ếch mau lớn, tăng sức đề kháng.

5. Bệnh mủ gan: đây là bệnh phổ biến ở các loài cá da trơn. Bệnh do vi khuẩn Edwardsella gây ra.

- Triệu chứng: ếch thường bỏ ăn, yếu, kém hoạt động và gầy nhanh. Khi mổ ếch ra thấy gan có nhiều đốm trắng li ti.

- Trị bệnh:

+ Khử trùng bể nuôi bằng Vime-Iodine 200 1 lít/2.000m3 nước.

+ Trộn thuốc vào thức ăn liên tục 3-5 ngày: trong 1 kg thức ăn trộn:

 Sáng: 10g Glusome 115.

Chiều: 1ml Vimenro 200 + 1ml Vime-Fenfish 2000.

6. Hiện tương ếch ăn nhau:

- Nguyên nhân: do nuôi ếch với mật độ cao, thức ăn không đủ, kích cỡ nuôi không đồng đều.

- Phòng bệnh: mật độ nuôi không quá cao, thức ăn phải đủ chất (cho ăn đều và nhiều lần trong ngày), thường xuyên phân cỡ ếch nuôi để nuôi riêng hạn chế sự ăn nhau của ếch.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất