| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ bệnh đạo ôn vụ lúa ĐX 2014-2015

Thứ Ba 13/01/2015 , 07:24 (GMT+7)

Bệnh đạo ôn gây hại ở tất cả các giai đoạn và bộ phận của cây lúa, có thể phát sinh từ thời kỳ mạ đến lúa chín và gây hại ở bẹ lá, lá, lóng thân, cổ bông, gié và hạt.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường phát triển mạnh và gây thiệt hại nặng trong vụ đông xuân (ĐX).

Điều kiện thời tiết lạnh, độ ẩm cao và sương mù về đêm thời gian qua là điều kiện thuận lợi để bệnh này phát triển.

Theo số liệu của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, trong tuần đầu của tháng 1/2015, tại khu vực phía Nam diện tích lúa ĐX bị nhiễm bệnh đạo ôn hại lá lên tới 29.548 ha (tăng 6.102 ha so với tuần trước, giảm 38.053 ha so với cùng kỳ năm trước). Bệnh đạo ôn hại cổ bông nhiễm 4.738 ha (giảm 1.635 ha so với tuần trước, tăng 2.675 ha so với cùng kỳ năm trước).

Trên lá, bệnh gây hại chủ yếu giai đoạn mạ, đẻ nhánh. Lúc đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ, màu xanh xám, sau lớn lên có dạng hình thoi (mắt én) đặc trưng, viền nâu, tâm màu xám trắng. Bệnh nặng, các vết bệnh liên kết lại làm lá bị cháy khô.

Trên cổ lá, thân và cổ bông: Triệu chứng ban đầu cũng có màu xám xanh sau chuyển sang nâu, do nấm tấn công vào mạch dẫn gây cản trở việc vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi lá, thân và hạt làm cho lá, thân dễ gãy, hạt bị lép, lửng.

Trên hạt: Bệnh xảy ra vào giai đoạn trổ, vết bệnh trên hạt cũng có dạng mắt én, viền nâu, tâm xám trắng. Nếu bệnh tấn công sớm sẽ làm hạt bị lép, lửng.

Nguyên nhân gây ra do nấm Pyricularia oryzae hay P. grisea. Bào tử nấm rất nhỏ, có thể bay cao và bay xa nên bệnh rất dễ lây lan nhanh trên diện rộng. Trường hợp trong điều kiện khí hậu mát mẻ, sáng nắng, chiều mưa xen kẽ, trời có nhiều sương mù rất thích hợp cho bệnh xảy ra. Nấm bệnh thường lưu tồn trên ruộng, trong các gốc lúa và trong các loại cỏ dại mọc ven ruộng như cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chỉ, lúa chét.

09-56-04_1
Beam 75WP, sản phẩm của Cty HAI

Để phòng và trị bệnh đạo ôn cần áp dụng các biện pháp tổng hợp như: Sử dụng giống kháng bệnh hay kháng vừa. Chọn hạt giống sạch bệnh, sạch cỏ và xử lý giống trước khi gieo sạ. Gieo sạ với mật số vừa phải, không gieo sạ dày. Lượng giống gieo sạ trung bình khoảng 80 - 120 kg/ha (tuỳ địa phương). Bón phân cân đối, khi bệnh xảy ra ngưng bón đạm hay phun phân bón lá có đạm.

Sau thu hoạch nên cày vùi rơm rạ để trả lại chất hữu cơ cho đất. Vệ sinh đồng ruộng, diệt lúa rày, lúa chét, làm sạch cỏ bờ... hạn chế mầm bệnh lưu tồn và lây lan sau này. Giữ mực nước trên ruộng phù hợp với từng nhu cầu sinh trường của lúa, tránh để ruộng khô khi bệnh xảy ra.

Biện pháp hóa học: Giai đoạn đẻ nhánh, khi bệnh chớm xuất hiện, bệnh có dấu chấm kim phun Beam 75WP với liều phun 25 gr/1.000 m2; Giai đoạn trước trổ và sau trổ bông cần phải phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông với liều phun 25 gr/1.000 m2. Có thể kết hợp phun Beam 75WP cùng với thuốc trừ vi khuẩn như Bonny 4SL để phòng trừ tốt cả bệnh đạo ôn và bệnh cháy bìa lá, nếu cả 2 bệnh này cùng xuất hiện trên đồng ruộng.

Beam 75WP với hoạt chất Tricyclazole có hàm lượng 750 gr/kg thuốc. Thuốc được SX với công nghệ tiên tiến nhất của Cty Dow AgroSciences Hoa Kỳ do Cty Cổ phần Nông dược HAI độc quyền phân phối tại Việt Nam.

Beam 75WP có khả năng bám dính tốt, xâm nhập nhanh vào cây lúa qua bộ lá, rễ, bông. Thuốc có tính lưu dẫn rất mạnh, hiệu lực kéo dài nên giảm số lần phun tiết kiệm công phun xịt. Beam 75WP đã hơn 20 năm có mặt tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm đã và đang đứng đầu danh sách thuốc bệnh phòng trị đạo ôn trên lúa.

Beam 75WP - hàng chính hiệu, an tâm phòng trừ bệnh đạo ôn lá (cháy lá) và đạo ôn cổ bông.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm