| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ rầy bông xoài

Thứ Ba 08/11/2011 , 10:14 (GMT+7)

Cùng với sâu đục chồi non, sâu đục trái, ruồi đục trái, rệp sáp, bệnh phấn trắng, thán thư… thì rầy bông xoài cũng là một đối tượng nguy hiểm cho cây xoài vào mùa xoài ra hoa kết trái.

Rầy bông xoài có nhiều loài, thuộc họ Cicadellidae, Bộ Cánh đều (Homoptera), tuy nhiên gây hại nhiều nhất cho cây xoài vẫn là hai loài Idioscopus niveosparsus Idioscopus clypealis.

Con trưởng thành của hai loài rầy này có hình dạng tương tự nhau. Đầu tròn, rộng, cơ thể dạng cái nêm, nhìn giống như con ve sầu, màu xanh nâu hay xanh nhạt, dài khoảng 4 mm. Trưởng thành rất linh hoạt, nếu mật số cao, khi vào vườn khua động, có thể nghe tiếng nhảy xào xạc của chúng. Rầy có mặt quanh năm trong tán lá hoặc vết nứt trên thân cây… nhưng mật số rất thấp.

 Chúng chỉ xuất hiện nhiều khi cây bắt đầu ra hoa và đạt đỉnh cao vào giai đoạn hoa nở (nếu mật số cao, có thể có tới hàng trăm hoặc hàng ngàn con trên một chùm hoa), sau đó do thức ăn không còn phù hợp rầy sẽ giảm dần. Khi trái lớn bằng đầu ngón tay cái, thì rầy hầu như không còn đáng kể.

Con cái đẻ trứng rải rác vào bên trong cuống chồi non, gân lá, phiến lá non, nụ hoa, cuống chùm hoa... Một con cái có thể đẻ khoảng 100-200 trứng. Trứng mới đẻ có màu trắng sau chuyển màu trắng sữa, kích thước khoảng 0,86 x 0,30 mm.

Ấu trùng mới nở dài khoảng 0,9mm, tuổi cuối dài 3,7-3,8 mm, màu sắc biến đổi từ trắng đến xanh lục hoặc vàng đen.

Rầy gây hại bằng cách cả trưởng thành và rầy non đều tập trung chích hút nhựa trên các chồi non, lá non, nhất là trên các chùm hoa... làm lá non bị khô, hoa bị nâu rồi khô và rụng. Nếu mật số cao, hoa có thể bị rụng hàng loạt chỉ còn trơ lại cuống, gây thất thu hoàn toàn.

Ngoài gây hại trực tiếp, trong chất bài tiết của rầy còn chứa nhiều chất đường mật, đây là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng (Capnodium sp.) phát triển đen kín cả mặt lá, cản trở quá trình quang hợp của cây.

Để hạn chế tác hại của rầy, có thể áp dụng một số biện pháp chính sau đây:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo Nông nghiệp VN số 222 ra ngày 8/11/2011)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất