| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ rầy phấn trắng hại lúa

Thứ Ba 20/05/2014 , 07:00 (GMT+7)

Nếu phát hiện có rầy và có chiều hướng gia tăng mật số bà con nên tiến hành phun thuốc phòng trừ bằng những loại thuốc xông hơi hoặc lưu dẫn mạnh.

Hỏi: Vụ lúa HT năm trước, ruộng nhà tôi xuất hiện một loại rầy kích thước rất nhỏ, trên cơ thể chúng có lớp phấn trắng mỏng, di chuyển rất nhanh và có thể bay được; chúng thường đậu dưới mặt lá chích hút làm cho lá lúa vàng dẫn tới lúa bị lép hạt. Vậy xin cho biết thêm về loại rầy này và biện pháp phòng trị sao cho có hiệu quả?

(Anh Nguyễn Văn Dành, xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An)

Trả lời: Theo như mô tả của anh ruộng nhà anh có thể bị rầy phấn trắng hay còn gọi là rầy cánh trắng, rầy cánh phấn gây hại. Rầy cánh trắng gây hại trên lúa thường có một số loài như Aleurodicus dispersus, Aleurocybotus.sp thuộc họ Aleyrodidae.

Chúng là loài dịch hại đa ký chủ, thường gây hại trên các loại cây hoa màu và cây rau ăn quả, cây ăn trái… Chúng thường phát sinh và gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, ẩm độ cao, nắng mưa xen kẽ.

(Thông tin chi tiết mời quý vị độc giả theo dõi trên Báo NNVN số 100 ra ngày 20/05/2014)

 

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất