| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa thu đông

Thứ Tư 20/10/2010 , 10:01 (GMT+7)

Lúa vụ thu đông là nguồn cung cấp giống cho vụ ĐX nên chất lượng cần phải đưa lên hàng đầu.

Sản xuất lúa thu đông gặp phải nhiều rủi ro như phải xuống giống trong điều kiện mưa bão, canh tác liền vụ nên không có thời gian cho đất nghỉ, rơm rạ chưa phân hủy hết nên dễ bị ngộ độc hữu cơ, nhiều ốc bươu vàng, nguy cơ rầy nâu, rầy lưng trắng bùng phát giai đoạn mạ. Tuy năng suất của vụ TĐ không cao như ĐX nhưng phần lớn bán được giá nên nông dân vẫn có lời, nhiều lúc tương đương vụ ĐX.

Để quản lý sâu bệnh tốt, nâng cao chất lượng, sản lượng và giá trị XK gạo của chúng ta trên thế giới đồng thời giảm chi phí sản xuất lúa, tăng lợi nhuận cho nhà nông nên trồng lúa vụ thu đông an toàn, theo tinh thần VietGAP, cần áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp, 1 phải 5 giảm như:

- Chỉ gieo sạ ở những vùng có đê bao vững chắc, có khả năng tiêu úng tốt, trên những vùng đất không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm.

- Phải có hệ thống kênh mương tốt đảm bảo việc tưới, tiêu thoát nước chủ động.

- Để hạn chế ngộ độc hữu cơ xảy ra và cắt đứt nguồn lan truyền sâu bệnh từ vụ hè thu sang, cần cắt sát gốc rạ loại bỏ bớt phần thân lá khi thu hoạch, vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ, cày vùi rạ, rải chế phẩm sinh học Vi-ĐK giúp phân hủy rơm kết hợp bón thêm vôi để hạ phèn. Sau 2 tuần bắt đầu tiến hành cày trục, san bằng mặt ruộng chuẩn bị gieo sạ.

- Chọn các giống lúa thuần, xác nhận, nảy mầm tốt, kháng sâu bệnh, cứng cây, khó bị đổ ngã.

- Tuân thủ lịch xuống giống tập trung né rầy của ngành nông nghiệp khuyến cáo, áp dụng phương pháp sạ hàng với mật độ gieo sạ từ 80 – 100kg/ha. Hạt giống khi gieo sạ cần được khử nấm bệnh và loại bỏ lửng lép bằng việc dùng nước muối 15%.

- Tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa mà có chế độ quản lý nước trong ruộng tốt vừa tiết kiệm được nước đồng thời khống chế phần nào các dịch hại như cỏ dại, sâu bệnh…

- Sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân cân đối và hợp lý, tránh bón dư đạm vì làm cho cây lúa bị lốp dễ gây đổ ngã đồng thời nhiễm các bệnh như đạo ôn, khô vằn, bạc lá… Tăng cường việc sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống ủ đúng phương pháp, phân khoáng hữu cơ, phân hữu cơ sinh học...

- Thường xuyên thăm đồng, khi phát hiện có sâu bệnh, ưu tiên sử dụng các biện pháp thủ công như bẫy đèn bắt bướm, ngắt ổ trứng hay dùng rào chà tướp lá diệt sâu cuốn lá, đào hang bắt chuột, đào rãnh nước trũng để gom bắt ốc bươu vàng. Đồng thời áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.

Tuy nhiên khi mật độ sâu bệnh gây hại vượt quá ngưỡng cần đến thuốc BVTV phải sử dụng các thuốc trong danh mục, ưu tiên dùng các thuốc có nguồn gốc sinh học hoặc các thuốc có phổ hẹp, để phòng trừ, vừa bảo vệ được cây lúa vừa không ảnh hưởng đến thiên địch. Khi mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng 3 con/tép phun thuốc đặc trị rầy như Viappla 25BTN, hoặc Vithoxam 350SC để phun. Ưu tiên sử dụng thuốc sinh học Vibamec 1.8-3.9-5.5 EC Vimatox 1.9 EC phòng trừ sâu cuốn lá, nhện gié.

Trong vụ này vẫn có thể gặp bệnh đạo ôn cổ bông thì nên dùng thuốc đặc hiệu Fujione 40EC phòng trừ bệnh, có thể kết hợp Vixazol 275SC phòng bệnh lem lép hạt. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông hay bệnh lem lép hạt nên phun phòng trước và sau khi lúa trỗ. Khi sử dụng thuốc phải áp dụng theo nguyên tắc 4 đúng, có sổ tay theo dõi lịch phun thuốc trong đó ghi rõ ngày phun, tên thuốc sử dụng của công ty nào, đối tượng, liều lượng. Bao bì sau khi dùng được gom bỏ ở một góc ruộng rồi đốt.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm