| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ sâu đục ngọn xoài

Thứ Hai 10/10/2011 , 10:50 (GMT+7)

Câu hỏi: Vườn xoài nhà tôi đang ra đọt non thì bị đen ngọn, có người nói là nấm bệnh nhưng tôi phun nhiều loại thuốc trừ nấm rồi vẫn không thấy bớt, xin cho hỏi nguyên nhân và cách phòng trị thế nào?

(Đỗ Văn Thưởng, xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai)

Xoài mỗi lúc ra lá non hay gặp một số loại sâu hại như rầy ăn bông xoài, sâu cắn lá, rệp sáp, sâu đục ngọn xoài. Đồng thời còn gặp một số nấm bệnh như thán thư, thối trái, khô cành… Theo mô tả của anh thì đó có thể là sâu đục ngọn xoài, là một loại dịch hại nguy hiểm cho xoài.

Sâu đục ngọn xoài có rất nhiều loài khác nhau nhưng thường gặp hiện nay là: loài Chlumetia transversa và Dudua abrobola, thuộc bộ cánh vảy, con trưởng thành đều có màu nâu, đẻ trứng vào ban đêm, thường đẻ rải rác trên các lá non và chồi non. Sâu non đẻ ra có màu hồng. Sâu non mới nở sẽ ăn các lá non và chồi non sau đục vào bên trong ngọn xoài làm cho ngọn xoài bị khô héo một đoạn, cây xoài sinh trưởng phát triển kém, dẫn đến cây xoài không ra hoa được, ảnh hưởng đến năng suất.

Ngoài ra, còn có thể là một loại sâu non của xén tóc có tên khoa học là Niphonoclea albata thuộc bộ cánh cứng cũng gây hại trên ngọn xoài bằng cách con trưởng thành sẽ cắn ngang ngọn xoài, sau đó đẻ trứng vào, sâu non mới nở ra sẽ đục vào đầu cành làm cành khô héo.

Các loài sâu trên, sau khi nở sâu non đều đục vào bên trong đọt non, chồi non, nằm bên trong cắn phá vì vậy khi dùng kéo cắt ngang ngọn xoài bị hại đều thấy bên trong có đường đục của sâu. Đây cũng là một đặc điểm để phân biệt với bệnh khô cành, héo đọt do nấm bệnh gây ra.

Khi sâu đã đục vào bên trong ngọn xoài thì việc phòng trừ rất khó khăn. Bên cạnh đó, thời gian sâu nở và phá hại tương đối nhanh và tập trung vì vậy để phòng trừ có hiệu quả cần áp dụng một số biện pháp sau:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo Nông nghiệp VN số 201 ra ngày 10/10/2011)

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất