| Hotline: 0983.970.780

Phong tục có một không hai ở Trà Cổ

Thứ Năm 05/01/2012 , 09:58 (GMT+7)

Làng Trà Cổ (TP Móng Cái, Quảng Ninh), nơi được xem là điểm đặt bút đầu tiên để vẽ hình chữ S trên bản đồ nước Việt. Xa xôi cách trở nên điểm cuối của vùng Đông Bắc này còn lưu giữ những phong tục ly kỳ mà ít người biết đến...

Làng Trà Cổ (TP Móng Cái, Quảng Ninh), nơi được xem là điểm đặt bút đầu tiên để vẽ hình chữ S trên bản đồ nước Việt. Xa xôi cách trở nên điểm cuối của vùng Đông Bắc này còn lưu giữ những phong tục ly kỳ mà ít người biết đến.

Nuôi lợn theo tiêu chuẩn “ông voi”

Cách trung tâm thành phố Móng Cái 10 km, Trà Cổ là điểm cực Đông Bắc đất nước, nằm giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc. Địa hình Trà Cổ uốn hình vành khuyên trải dài 17 km, bắt đầu từ mũi Gót ở phía Bắc đến mũi Ngọc ở phía Nam. Về danh thắng, Trà Cổ có bãi biển Trà Cổ được mệnh danh là “Bãi biển trữ tình nhất Việt Nam” với cát trắng mịn, phẳng và rộng hoà trong làn nước biển in bóng hàng dương xanh biếc. Về lãnh thổ, Trà Cổ có Mũi Sa Vĩ - cột mốc biên giới lưu giữ câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: “Từ rừng dương Trà Cổ, đến rừng đước Cà Mau”.

Những "ông voi" được tắm rửa sạch sẽ

Về lịch sử, điểm nhấn là ngôi đình Trà Cổ xuất hiện từ hơn 500 năm trước. Qua nhiều lần trùng tu, nhưng vết tích xưa vẫn chẳng phai mờ. Ngoài những hiện vật có giá trị, minh chứng cho sự trường tồn và vững chãi của mảnh đất địa đầu này, ngôi đình còn có 2 bức hoành phi lớn sơn son thếp vàng đã xám màu thời gian, ghi rõ: “Địa cửu thiên trường” (đất vững, trời dài) và “Nam Sơn tịnh thọ” (Nước Nam bền vững). Cũng chính ở ngôi đình này, chúng tôi đã được nghe một phong tục kỳ lạ của ngôi làng nằm ở cực Đông Bắc của Tổ quốc: Tục nuôi lợn chầu thần. Phong tục xuất phát từ việc tế lễ để tưởng nhớ công người khai khẩn ra vùng đất này.

Người dân Trà Cổ đời này qua đời khác lưu truyền nhau câu ca để nhớ về gốc gác xa xưa của mình: “Người Trà Cổ, tổ Đồ Sơn”. Gốc gác ấy bắt đầu cách đây khoảng 600 năm. Khi đó, 12 gia đình dân chài ở Đồ Sơn (Hải Phòng) bị giông tố cuốn ra biển rồi dạt đến mảnh đất Trà Cổ. Cơn bạo nạn đi qua, 6 gia đình không chịu được sóng gió đã quay về quê cũ. Họ bảo rằng: “Ở đây ăn bổng lộc gì. Lộc sung thì chát, lộc si thì già”. Lời của họ, cũng là thực tế ở miền đất chứa đựng nhiều gian khó. Khó khăn có thừa nhưng đổi lại miền Trà Cổ non nước thanh bình. Những người ở lại xem Trà Cổ là nơi: “Ở đây vui thú non tiên. Tháng ngày lọc nước lấy tiền nuôi nhau”.

Tự động viên nhau để khai hoang lập nghiệp, 6 gia đình lập đền thờ Thành hoàng, lấy tên gốc của quê mình là hai làng Trà Phương và Cổ Trai ghép lại đặt cho quê mới là Trà Cổ. Ngôi đình Trà Cổ từng ấy năm nay vẫn còn tồn tại với nguyên tên cũ. Hằng năm theo tục “nhất niên nhất lệ”, tuỳ theo mùa màng và sự sung túc của dân làng mà tổ chức lệ to, lệ nhỏ. Nhưng cứ đến ngày mồng 1 đến mồng 3 tháng 6 âm lịch người dân mở hội đình Trà Cổ tưởng nhớ công ơn những vị Thành hoàng.

Cụ Vũ Tiến Nồng (76 tuổi), người trông coi đình nhiều năm nay nghĩ rằng, để có được mấy ngày lễ thì dân làng phải chuẩn bị cả năm trời. Trong đó, việc quan trọng nhất là nuôi đủ 12 “ông voi”. Nhưng ở miền biển xanh cát trắng này voi đâu ra lắm thế? Hóa ra dân làng “sáng tạo”, nuôi lợn thay voi để chầu thần. Mỗi năm dân làng cử ra 12 người gọi là những ông đám. Mỗi ông đám nhận nuôi một “ông voi”. Đúng vào ngày 30/6 âm lịch, 12 ông đám tắm rửa sạch sẽ cho “ông voi” rồi dẫn về đình để lựa chọn thờ thần. Sáng ngày 1/6 tổ chức nghi lễ chọn lựa. Xét theo các tiêu chí tướng mạo đẹp, da dẻ hồng hào, đo vòng ức chiều dài… họ sẽ chọn ra 3 “ông voi” để thờ thần. 

12 "ông voi" đặt trước sân đình làm lễ chầu thần

Thờ xong, “ông voi” được trả lại cho ông đám. Người giàu thì làm thịt và chia cho anh em, làng xóm, còn gia đình khó khăn có thể đem bán cũng chẳng sao. “Theo tục lệ đã chầu thần thì phải có voi nhưng bây giờ voi không có nên người dân Trà Cổ phải dùng lợn để thay thế. Giải nuôi ông voi tuy không to nhưng là niềm vịnh dự cho các gia đình và dòng họ. Nuôi lợn chầu thần tượng trưng cho các vị thành hoàng cưỡi voi đi chinh chiến và đi làm nhiệm vụ kiểm tra trên khu vực lãnh thổ. Voi càng khoẻ mạnh thì chiến đấu càng tốt chiến đấu dành thắng lợi. Dân Trà Cổ tâm niệm, phải nuôi thật tốt để ông voi khoẻ mạnh giúp tướng lĩnh chiến đấu bảo vệ tổ quốc”. Cụ Nồng giải thích.

Ông đám và những điều tối kỵ

Ông Lê Chiến Trung, Chủ tịch UBND phường Trà Cổ, tự hào: Trà Cổ bây giờ trở thành vùng “đất vàng” rồi. Thế nên để kiếm được vài mét vuông “làm nhà” cho “ông voi” ở là rất khó. Tuy nhiên “cờ đến tay ai thì phất”, không có đất làm nhà cho ông đám ở thì biến nhà mình thành nơi ở cho “ông voi”. Thậm chí, có những người phải đi thuê đất, thuê người chăm sóc nếu đến phiên làm ông đám.

Lễ hội đình Trà Cổ

Tất nhiên việc trở thành ông đám không phải ai cũng làm được. Theo ông Trung, hàng năm mỗi khu lại đưa sổ nhân khẩu ra để dò xét và bình bầu. Những bậc cao niên trong làng chiếu vào sổ nhân khẩu, nếu thấy người nào đủ điều kiện thì lựa chọn. Tiêu chí trở thành ông đám cũng khắt khe lắm. Người đó phải năm trong độ tuổi từ 25 đến 35, gia đình hoà thuận, không có tang, sống được mọi người kính nể… Thậm chí theo lệ ngày xưa, người giữ chức vụ ông đám còn chẳng được ngủ với vợ trong vòng một năm, không được ăn thịt chó, mèo… Bây giờ đã nới lỏng hơn, nhưng nếu trong năm mà vợ ông đám có bầu thì phải ra đình làm lễ mong Thành hoàng xí xoá, không được ăn tục nói bậy...

Sau khi trở thành ông đám, vào khoảng tháng Giêng hằng năm, mỗi ông đám ra đình để làm lễ nhận “ông voi”. 12 “ông voi” này được đánh thứ tự và bốc thăm, các ông đám cứ việc theo thăm mà nhận. Điều đáng quý là từ bao đời nay, dù ở hoàn cảnh nào thì người Trà Cổ chưa bao giờ để xẩy ra tình trạng từ chối nuôi “ông voi”. Họ xem đó là việc làm để nhớ công ơn cha ông khai khẩn ra vùng đất này. Cha ông họ đã bỏ công sức khai phá vùng đất này thì mình gìn giữ và phát huy là chuyện quá thường tình.

Một trong 12 ông đám năm nay là ông Hoàng Minh Đông, Phó chủ tịch UBND phường Trà Cổ. Nhận chức rồi ông Đông vừa thấy mừng lẫn lo. Mừng vì gia đình mình dù thế nào cũng được dân làng tín nhiệm. Lo ở nỗi đất đai chật hẹp. Nhưng dù lo mấy gia đình ông cũng thấy tự hào: “Nuôi ông voi điều tối kỵ là không được gọi lợn, chuồng lợn… mà phải gọi là ông voi, nhà ông voi, cho ông voi ăn. Khác với cách nuôi lợn bình thường, nuôi lợn theo tiêu chuẩn ông voi phải sạch sẽ, thức ăn cho ông đầy đủ không khác gì người ăn cả”.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm