| Hotline: 0983.970.780

Phóng xạ gần Fukushima gấp 1.600 lần bình thường

Thứ Ba 22/03/2011 , 15:32 (GMT+7)

Các quan chức IAEA ngày 21/3 cho biết đã phát hiện độ phóng xạ cao gấp 1.600 lần so với mức bình thường tại khu vực cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 khoảng 20km.

Khói bốc lên từ khu vực lò phản ứng số 3 của nhà máy điện Fukushima 1 ngày 21/3

Các quan chức Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày 21/3 cho biết đã phát hiện độ phóng xạ cao gấp 1.600 lần so với mức bình thường tại khu vực cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 khoảng 20km.

Số liệu do các chuyên gia của IAEA đo được cho thấy mức độ phóng xạ tại thị trấn Namie thuộc tỉnh Fukushima là 161 microsievert/giờ. Tuy nhiên, mức phóng xạ có thể gây tổn hại sức khỏe con người là 1.000 microsievert/giờ trong 1 năm.

Sau khi xảy ra sự cố tại nhà máy Fukushima do ảnh hưởng của động đất, Chính phủ Nhật Bản đã thiết lập vùng cấm trong phạm vi bán kính 20km quanh nhà máy, người dân sống trong phạm vi bán kính 20-30km quanh nhà máy được khuyến cáo chỉ ở trong nhà.

Trong khi đó, Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) - đơn vị vận hành nhà máy Fukushima cho biết sáng 22/3 khói và hơi nước lại bốc lên từ lò phản ứng số 2 và số 3 của nhà máy bị hư hại sau động đất.

Trước đó, hiện tượng tương tự xảy ra tại hai lò phản ứng này chiều 21/3 đã khiến hoạt động bơm nước làm mát bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng và khôi phục nguồn điện tạm thời dừng lại. TEPCO khẳng định khói bốc lên từ lò phản ứng hạt nhân số 2 là hơi nước, trong khi khói từ lò số 3 được cho là bốc lên từ đống đổ nát.

TEPCO cho biết lò phản ứng số 1 và số 4 tại nhà máy Fukushima số 1 đã được khôi phục nguồn điện. Hoạt động khôi phục nguồn điện cho lò số 3 (lò phản ứng cuối cùng chưa có điện) sẽ tiếp tục trong ngày hôm nay (22/3).

 TEPCO cũng đã bắt đầu nghiên cứu tác động của sự cố hạt nhân đối với nước biển sau khi ngày 21/3 phát hiện lượng phóng xạ cao trong nước biển gần nhà máy Fukushima.

Theo TEPCO, kết quả kiểm tra các mẫu nước biển cho thấy lượng phóng xạ iodine - 131 trong nước biển cao gấp 126,7 lần so với giới hạn cho phép, trong khi cesium - 134 cao gấp 24,8 lần, cesium - 137 cao gấp 16,5 lần.

Ban lãnh đạo TEPCO cho biết công ty sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành đánh giá mức độ nhiễm xạ ở nước biển. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cũng khẳng định chính phủ sẽ tiến hành điều tra nguy cơ nhiễm phóng xạ đối với các sản phẩm hải sản.

Trong một diễn biến liên quan, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngày 22/3 bơm thêm 2.000 tỷ yên (khoảng 24,7 tỷ USD) vào thị trường tiền tệ nhằm hỗ trợ các thể chế tài chính khắc phục hậu quả sau thảm họa thiên tai. Đây là đợt bơm tiền thứ 6 liên tiếp của BOJ kể từ sau thảm họa, tổng số tiền hiện lên tới 40.000 tỷ yên (khoảng 494 tỷ USD).

Theo số liệu thống kê do Cảnh sát Nhật Bản công bố vào trưa 22/3, số người thiệt mạng do trận động đất và sóng thần vừa qua đã lên đến 9.070 người, 12.645 người vẫn mất tích.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm