| Hotline: 0983.970.780

Phụ nữ nông thôn “gánh” bạo lực gia đình

Thứ Tư 05/11/2014 , 08:11 (GMT+7)

Con dao phát rẫy, cái quạt điện, mái tóc dài óng ả… đều có thể là công cụ để những người đàn ông “ra tay” với vợ mình. 

Phần lớn phụ nữ nông thôn hiện vẫn ở vị thế thấp và bị hạn chế quyền tự quyết nên có nguy cơ rất cao về bạo lực giới, đói nghèo, thất học.

10 năm vợ chồng không bằng một vết xước xe

Vừa đi làm rẫy về, thấy chiếc xe máy mới mua bị hỏng, người chồng là Xồng Bá Xênh (huyện Tương Dương, Nghệ An) đã mắng chửi, đay nghiến vợ là Lầu Y Mấu thậm tệ. Ấm ức vì 10 năm vợ chồng, chỉ vì xước xe mà chồng cay độc như vậy nên chị đã bỏ về nhà mẹ đẻ.

Sáng hôm sau, do chưa hết giận nên chị Mấu không về nhà mà lên thẳng ngọn đồi Thăm Pạng, cách nhà chừng 7km để phát nương, làm rẫy. Trong khi đó, ở nhà, người chồng cũng đứng ngồi không yên nên từ tờ mờ sáng đã lái xe đi tìm vợ, nhưng hỏi khắp các nhà hàng xóm mà không thấy vợ đâu.

Chiều hôm đó, do quá chán nản, người chồng vác dao lên rẫy làm việc như bình thường, không ngờ khi đến nơi, hắn thấy vợ mình đang làm việc tại đó. Bỗng chốc cơn bực tức vì vợ bỏ đi không nói gì lại trào lên, Xênh gằn giọng theo kiểu ghen tuông: “Tối qua mi đi ngủ với thằng nào mà không về nhà?”.

Chị Mấu đáp lại: “Tao không phải là vợ của mày nữa”. Cay cú vì câu nói của vợ, Xênh tiến lại, cầm con dao phang một nhát vào cổ vợ. Máu chảy ra không ngừng và chị vợ gục ngay tại chỗ…

Những trận đòn thừa sống thiếu chết

Tại hai huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) và Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vẫn còn không ít chị em là nạn nhân của bạo lực gia đình. Lắng nghe tâm sự đau lòng của những người vợ, người con phải chịu và chứng kiến bạo lực, không ít người xót xa: "Lần đó cha tôi sai mệ: “Mi đi cắt cỏ cho bò ăn!”.

Mệ bảo: “Để tui dắt bò đi ăn”. Cha tôi nổi đóa: “Tao bảo mần răng thì mi cứ rứa mà mần, đừng có cãi”. Mệ tôi cầm liềm, bao tải đi ra cửa. Bỗng vèo… cái chai bay choảng vào lưng mệ. Mệ hự lên một tiếng rồi gục xuống. Nhìn mệ nằm trên đất, đứa em trong bụng mệ gần đến tháng sinh không biết có sao không? Tôi lảo đảo, mắt hoa lên vì hoảng sợ, không biết chuyện gì xảy ra sau đó nữa”, một người con tên M kể.

Nỗi sợ hãi vẫn còn nguyên vẹn, khi chị N nhắc lại cái lần suýt mất mạng vì chồng. Chị kể: “Anh giật cửa, gào lên: “Con N đâu? Cha mi về, răng không mở cửa?”. Cửa vừa bật ra, anh xông vào nhà, túm lấy tôi, xoắn mái tóc dập đầu tôi xuống đất, dùng cùi tay thốc vào ngực, vào mạng sườn, vào lưng tôi túi bụi, vừa đấm đá, anh ta vừa chửi: “Thằng mô vừa mới đ. mi? Tao không có nhà, mi rước trai về phải không?”.

Bất ngờ, hoảng loạn, tôi cố vùng vẫy, ra khỏi tay anh ta, nhưng vô ích. Bàn tay anh càng siết chặt mái tóc của tôi hơn. Anh kéo lê tôi vào trong buồng ngủ, anh lục tung lên, đồ đạc vứt vung vãi, miệng liên tục hộc lên như con trâu chọi đang hăng máu.

Tôi không có lối thoát, hôm đó tưởng chết chắc. Không thấy chi, anh vơ ngay chiếc quạt điện đang quay (chiếc quạt không có nắp che cánh) phang vào người tôi một nhát, cánh quạt cứa ngay vào má tôi khiến máu chảy đầm đìa.

Cứ rứa, anh ta cầm cái quạt đập cho nó tan tành. Lừa lúc anh đang đập cái quạt, tôi chạy ra cửa sau, mở vội then cài, nhào ra bờ sông Lam ngay trước mặt, nhảy ào xuống nước, lóp ngóp bơi sang bờ bên kia...

Tư tưởng phong kiến vẫn còn đè nặng

Quan niệm “chồng chúa vợ tôi”, bạo lực là chuyện riêng của mỗi gia đình, tư tưởng chịu đựng, ma men… đã khiến cho tệ nạn bạo lực trong gia đình ở các vùng nông thôn vốn khá phổ biến, không giảm mà có chiều hướng gia tăng, phức tạp.

Đã có rất nhiều bà vợ bị những trận đòn thừa sống thiếu chết mà vẫn âm thầm chịu đựng nỗi đau thể xác và tinh thần. Phụ nữ nông thôn không dám nói ra chuyện mình bị bạo hành, bởi họ sợ mọi người chê cười, sợ họ hàng dè bỉu, con cái xấu hổ với bạn bè, làng xóm…

Chính tư tưởng chịu đựng, nhẫn nhịn, ngại chia sẻ và không dám tố cáo của các chị khiến nạn bạo hành vẫn còn đất sống.

Theo bà Phan Thị Tâm - Trưởng ban Gia đình xã hội, Hội LHPN tỉnh Nghệ An thì nguyên nhân phổ biến của tình trạng bạo hành gia đình ở tỉnh này xuất phát từ nhận thức của người dân, nhất là ở vùng miền núi, nông thôn. Nhiều người đàn ông không biết rằng, bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.

Nhiều cặp vợ chồng thiếu kiến thức về đời sống hôn nhân gia đình cũng như kỹ năng ứng xử và giải quyết mâu thuẫn gia đình còn hạn chế.

Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp chỉ từ những mâu thuẫn rất nhỏ nhưng nhận thức và hành vi ứng xử hạn chế nên đã đẩy sự việc đơn giản thành những vụ việc phức tạp, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội. Ngoài ra, còn do nhiều nguyên nhân như cờ bạc, rượu chè, điều kiện kinh tế, ghen tuông…

Cần lập quỹ phòng chống bạo lực gia đình

Để các chương trình phòng chống bạo lực gia đình đạt hiệu quả, việc xây dựng quĩ phòng chống bạo lực gia đình tại các địa phương là rất cần thiết.

Số tiền gây quĩ sẽ dành để chi trả cho việc chăm sóc, hỗ trợ và cứu giúp các nạn nhân bị bạo hành.

Nếu quĩ phòng chống bạo lực gia đình vận hành có hiệu quả, sẽ giúp các nạn nhân bạo lực (đặc biệt là phụ nữ nông thôn) mạnh dạn tố cáo những kẻ gây ra hành vi bạo lực để giải thoát mình.

Bởi lẽ, một trong các nguyên nhân khiến phụ nữ không dám tố cáo kẻ gây bạo lực là do họ bị cô lập về kinh tế và sống phụ thuộc vào kẻ gây ra hành vi bạo lực.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm