| Hotline: 0983.970.780

Phụ nữ Trần Hợi xây dựng nông thôn mới

Thứ Ba 21/02/2017 , 08:36 (GMT+7)

Diện mạo NTM Trần Hợi đang khởi sắc từng ngày, điều đó có một phần công sức không nhỏ của cán bộ, hội viên phụ nữ xã Trần Hợi.

15-06-05_dscn3966
Phụ nữ Trần Hợi xây dựng nông thôn mới
 

Xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có diện tích rộng, dân số đông, do xuất phát điểm quá thấp của một xã thuần nông nên việc xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn đầu gặp rất nhiều khó khăn. Qua gần 6 năm triển khai thực hiện xã Trần Hợi là xã đầu tiên của huyện Trần Văn Thời đạt chuẩn NTM.

Đến nay, xã đã xây dựng được gần 98 km đường giao thông nông thôn; thu nhập bình quân đầu người đạt 33,5 triệu đồng/người/năm (tăng gần 3 lần so với năm 2010); tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 3,79%; người dân tham gia BHYT đạt gần 80%; gần 80% nhà ở dân cư đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng; có 7/10 trường học đạt chuẩn quốc gia. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM trên 260 tỷ đồng. Trong đó, huy động đóng góp của cộng đồng dân cư trên 87 tỷ đồng (chiếm trên 33,7%).

Diện mạo NTM Trần Hợi đang khởi sắc từng ngày, điều đó có một phần công sức không nhỏ của cán bộ, hội viên phụ nữ xã Trần Hợi. Chị Trần Kim Ðào, Chủ tịch Hội LHPN xã Trần Hợi cho biết, xây dựng NTM không là hô khẩu hiệu hay chỉ là hình thức, mà nó được cụ thể hoá bằng những công việc hằng ngày, những việc làm sát thực với cuộc sống và sinh hoạt.

“Tiêu biểu như cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư”… qua đó thu hút đông đảo chị em phụ nữ tích cực tham gia các nhiệm vụ xây dựng NTM” – chị Đào nói.

Xác định việc phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hội viên là nhiệm vụ quan trọng, đồng thời đó cũng là tiêu chí căn bản trong xây dựng NTM, Hội chú trọng vận động chị em phát triển kinh tế gia đình.

Thông qua hình thức hùn vốn tiết kiệm xoay vòng, nuôi heo đất, hũ gạo tình thương…đến nay, Hội đã thành lập được 40 tổ hùn vốn bằng vàng, có 541 thành viên với số vàng 1.985 chỉ, giúp 132 chị chuộc đất, cất nhà và nuôi con ăn học, 72 tổ hùn vốn bằng tiền với tổng số vốn gần 2,5 tỷ đồng và đã giúp 764 lượt chị em có vốn làm ăn phát triển kinh tế gia đình.

Hội LHPN xã còn nòng cốt đảm bảo vệ sinh môi trường tại địa phương. Ấp 1 là ấp kém nhất trong các ấp. Ngày mới triển khai xây dựng NTM, toàn ấp không có hộ nào có hố rác; hàng rào cây xanh chỉ khoảng 40%; nhà tiêu hợp vệ sinh thì đếm trên đầu ngón tay và chuyện làm đế cờ, cột cờ ở mỗi gia đình dường như là điều không tưởng.

Tuy nhiên, sau 5 năm quyết liệt vận động, hiện tại trên toàn ấp đã có 100% hộ gia đình có hố rác tự hoại; 109/157 hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% hộ gia đình có đế cờ, cột cờ và trên 90% có hàng rào cây xanh và cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp.

Xem thêm
Hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc và hộ nghèo ở Hà Nội

Nội dung thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thạc sĩ kinh tế đối ngoại nghỉ việc về quê trồng rau sạch

Mỗi năm chị Dung thu nhập khoảng 500 triệu đồng từ tiền bán rau thủy canh. Đây cũng là mô hình trồng rau thủy canh thương mại đầu tiên tại Thanh Hóa.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.