| Hotline: 0983.970.780

Phú Sơn chọn GTNT là khâu đột phá

Thứ Tư 22/01/2014 , 11:32 (GMT+7)

Những ngày cận Tết, chúng tôi về xã Phú Sơn (Chợ Lách, Bến Tre), cảm nhận đầu tiên là một vùng quê đang đổi thay từng ngày.

Những ngày cận Tết, chúng tôi về xã Phú Sơn (Chợ Lách, Bến Tre), cảm nhận đầu tiên là một vùng quê đang đổi thay từng ngày. Hệ thống giao thông, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, vườn tược được chỉnh trang khép kín, nhiều ngôi nhà mới đã mọc lên, tô thêm mảng màu tươi sáng cho làng quê.

Phú Sơn xác định xây dựng đường giao thông nông thôn (GTNT) là khâu đột phá trong quá trình xây dựng NTM. Đường sá thuận lợi sẽ giúp phát triển cơ sở hạ tầng, từ đây hàng hóa và những sản phẩm nông nghiệp sẽ được lưu thông dễ dàng, kích thích cung cầu cũng như thị trường tiêu thụ, thu hút sự đầu tư của DN, tạo điều kiện cho kinh tế địa phương phát triển.


Diện mạo nông thôn Phú Sơn đang khởi sắc

Trong quá trình tuyên truyền, vận động, tạo đồng thuận trong nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng giao thông nông thôn, Phú Sơn đề cao vai trò chủ thể của nhân dân tham gia xây dựng NTM, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, phát huy quyền làm chủ và trách nhiệm của nhân dân đối với từng vụ việc cụ thể trong quá trình thực hiện các công trình.

Chỉ riêng năm 2013, Phú Sơn xây dựng và đưa vào sử dụng 2 tuyến đường loại A, với chiều dài 4.500 m; 2 tuyến đường loại B, với chiều dài 2.700 m, 5 tuyến đường loại C, với chiều dài gần 5.000 m; hoàn thành và đưa vào sử dụng 2 chiếc cầu dài trên 205 m và nâng cấp mặt bằng 3.000 m đường loại B.

Tổng chiều dài các công trình giao thông nông thôn thực hiện là trên 12.100 m, tổng kinh phí trên 73 tỷ  đồng. Trong đó, cán bộ và nhân dân trong xã đóng góp khoảng 11 tỷ đồng và tự nguyện hiến trên 7.000 m2 đất mở đường, chặt vườn cây ăn trái, vật kiến trúc cùng hàng ngàn ngày công.

Trong triển khai thực hiện các công trình, với tinh thần tích cực chủ động và sự vào cuộc của mỗi cán bộ, đảng viên, sự đồng lòng nhất trí và ủng hộ của người dân, việc xây dựng đường bê tông ở từng ấp đã thu được những kết quả cao.

Cùng với việc xây dựng và mở rộng đường bê tông trong thôn, xóm, nhân dân từng khu dân cư cũng đã đóng góp ngày công, hỗ trợ kinh phí để xây dựng những cổng chào rất khang trang, tự bắt điện đường, tự sửa sang lại nhà cửa, xây dựng các công trình vệ sinh, bể nước, cổng, tường rào khuôn viên gia đình… góp phần làm cho diện mạo thôn, xóm ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.

Ông Huỳnh Thanh Truyền, Chủ tịch UBND xã Phú Sơn, cho biết: Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, phong trào xây dựng GTNT tại xã Phú Sơn được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao. Nhân dân tích cực đóng góp tiền, ngày công, vật kiến trúc, hoa màu… bàn giao mặt bằng để nâng cấp xây dựng các tuyến đường. Công tác giải phóng mặt bằng xây dựng GTNT diễn ra thuận lợi, không có trường hợp ách tắc kéo dài.

Đến nay, Phú Sơn đã đạt 11/19 tiêu chí, tiêu chí số 2 về GTNT đạt trên 80%.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

350 gian hàng tại Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, chiếm 85% là nhóm ngành thực phẩm.