| Hotline: 0983.970.780

Phú Thọ thừa nhận vận chuyển VLXD qua rừng đặc dụng

Thứ Sáu 23/03/2012 , 17:00 (GMT+7)

Việc phá rừng đặc dụng là có thật, việc để phế liệu xây dựng ngổn ngang trong khu di tích, trong rừng đặc dụng là có thật.

Phản ánh việc Khu di tích Lịch sử Đền Hùng để cho các đơn vị thi công phá rừng đặc dụng làm đường vận chuyển xây dựng Báo NNVN điện tử đã đăng tải hai bài “Đền Hùng tan hoang trước ngày Quốc giỗ” và “Tham bát, bỏ mâm”.

>> Hủy hoại rừng Đền Hùng: Tham bát, bỏ mâm
>> Đền Hùng: Tan hoang trước ngày Quốc giỗ?

Ngày 15/3, UBND tỉnh Phú Thọ có công văn số 863/UBND-VX4 giải trình với Ban Tuyên Giáo Trung Ương, Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch về nội dung báo nêu. Tại văn bản này UBND tỉnh Phú Thọ cho rằng hình ảnh chụp đưa trên báo không phải gốc cây bị chặt mà là “cọc gỗ” được đóng xuống để tời vật liệu xây dựng lên và  thông tin phóng viên đưa ra không đúng sự thật gây hiểu nhầm đối với công tác quản lí, bảo vệ Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Để các cơ quan Trung ương và bạn đọc có thể tường tận vấn đề, báo NNVN xin trao đổi với UBND tỉnh Phú Thọ như sau:

Thứ nhất, toàn bộ thông tin NNVN điện tử đã nêu đều được minh họa bằng hình ảnh hiện trường. Đây là bằng chứng sống động, không thể thay đổi. Cho đến nay, hiện trạng khu Di tích Đền Hùng vẫn “tan hoang” như thế với một con đường trải dài đầy những phế thải vật liệu xây dựng bị ném ngổn ngang từ đỉnh  Đền Thượng xuống chân núi Nghĩa Lĩnh.  

Thứ hai, UBND tỉnh cho rằng không có việc chặt phá rừng đặc dụng, nhưng lại “vô tình” thừa nhận đã cắm cọc, chạy tời chuyển vật liệu xây dựng. Điều này cũng có nghĩa khi tu bổ Đền Thượng người ta đã mở hẳn một con đường vận chuyển vật liệu phía sau núi Nghĩa Lĩnh, tức giữa rừng đặc dụng. Có thể thấy vụ việc không chỉ dừng lại ở chỗ chặt một vài cây mà là phá cả một khoảnh rừng, làm thay đổi cảnh quan môi trường của rừng, vi phạm nghiêm trọng quy định quản lý và bảo vệ rừng đặc dụng. Vậy lãnh đạo tỉnh nào đứng ra chịu trách nhiệm cho mở con đường này? 

Thứ ba,  dự toán chi phí  ban đầu được tính theo công lao động và toàn bộ vật liệu sẽ được “cõng” lên núi theo đường bậc thang nhưng khi thi công  chủ đầu tư lại thay đổi sang phương án vận chuyển bằng tời thủ công qua rừng. Dự toán chi phí ban đầu, chiều dài thực tế quãng đường chỉ khoảng 600 mét đường bộ cộng thêm trên 200 bậc thang. Khi nhân với hệ số quy đổi độ dốc quãng đường vận chuyển lên sẽ dài thêm thành 3255 mét, quãng đường vận chuyển xuống tính bằng 2800 mét, tức là xấp xỉ 6 km cho cả hai chiều.

Phương pháp mới tuy có phải phá đi một khoảng rừng đặc dụng nhưng đường vận chuyển chỉ còn 300 m tính từ chân lên đến đỉnh núi. Bằng cách này rõ ràng chủ đầu tư sẽ “tiết kiệm” được số tiền không nhỏ. Tuy nhiên, NNVN tạm thời chưa đề cập đến số tiền “tiết kiệm” ấy, nội dung xuyên suốt của hai bài báo chúng tôi muốn đề cập  là thiệt hại về môi sinh của rừng đặc dụng. Bởi di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ tự tổ tiên của dân tộc Việt Nam đã được Nhà nước xếp vào loại di tích đặc biệt quan trọng cấp Quốc Gia. Mấy năm qua Nhà nước đã đầu tư gần nghìn tỉ đồng cho công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo khu di tích này, trong đó nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ nghiêm ngặt thảm rừng đặc dụng bao phủ núi Hùng (hay còn gọi là núi Nghĩa Lĩnh). Mâu thuẫn ở đây là trong khi Nhà nước không tiếc ngân sách đầu tư xây dựng, bảo vệ Đền Hùng thì chính Ban QLKDT Đền Hùng lại phá rừng để “giảm” chi phí vận chuyển?  

Việc phá rừng đặc dụng là có thật, việc để phế liệu xây dựng ngổn ngang trong khu di tích, trong rừng đặc dụng là có thật. Thiết nghĩ, UBND tỉnh Phú Thọ cần nhìn thẳng vào vấn đề, tự nhận thức được những yếu kém, thiếu sót trong công tác quản lý bảo vệ rừng quốc gia Đền Hùng để khẩn trương chấn chỉnh sai phạm và đề ra những giải pháp khắc phục hậu quả.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm