| Hotline: 0983.970.780

Phù thủy... thời tiết

Thứ Ba 29/07/2014 , 08:25 (GMT+7)

Ở khu phố Chùa Láng, đặc biệt đối với người dân sống gần khu Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ông được nhiều người coi như “phù thủy” của thời tiết. 

Tất cả mọi chuyện mưa, gió, sóng thần, động đất, bão gần, bão xa, bão có vào bờ hay không họ đều hỏi ông. Ông dự đoán và đoán trúng 100%.

Vết thương và khả năng kì diệu

Hôm chúng tôi đến, cơn bão số 2 có tên Rammasun (Thần sấm) vừa vượt qua Philippine, làm cho gần 50 dân thường thiệt mạng đang đổ vào Biển Đông. Cùng với việc di chuyển này là những cơn đau, những cơn co giật bất thường của ông. Đây là những biểu hiện về những khả năng dự báo thời tiết có một không hai của ông Bùi Duy Lộc.

Vợ ông bảo, từ ngày bị mảnh đạn găm vào lưng, bao giờ cũng vậy, chỉ cần bão bắt đầu nhen nhúm ở các nước cận kề trong khu vực là ông lại có những triệu chứng khác thường.

Đầu tiên là cơ thể đau nhức, mệt mỏi. Bão hình thành, ông bắt đầu co giật và cơn co giật ngày một gia tăng dữ dội khi bão đổ bộ vào Biển Đông. Không có loại thuốc hiện đại nào có thể giúp ông chống chọi cơn đau. Cứ để vậy, chịu đau và co giật đến lúc nào bão vào bờ mới thôi.

Ông Bùi Duy Lộc, SN 1953 tại Thanh Lang (Thanh Hà, Hải Dương). Có lẽ ông là một trong những ít người vào quân ngũ khi mới 15 tuổi. Nhập ngũ, ông được phân vào D610, E2, thuộc Quân khu Tả ngạn Sông Hồng.

17-15-29_locthoitiet1
Ông Lộc miêu tả về những cơn đau của mình trước những dấu hiệu bất thường của thời tiết

Vào đây, do nhanh nhẹn cùng với một số phản xạ trời phú, ông được phân vào Phòng 8, chuyên đào tạo quân để tham mưu, trinh sát và tiền trạm cho những cán bộ cao cấp quân sự của ta.

Sau khi đào tạo xong, ông và anh em được tàu chở đến Vinh (Nghệ An), rồi từ đó chân trần đi bộ vào Quảng Bình. Cắt cửa khẩu Cha Lo, các ông vòng sang Lào, qua Campuchia và vào căn cứ Ba Thu.

Tại đây, nhiệm vụ của các ông là đưa công văn, tài liệu mật, tiền trạm, áp tải và dẫn đường cho các cán bộ Trung ương Cục, trong đó ông gần gũi nhất với ông Hoàng Văn Thái, Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Công tác ở Phòng 8 một thời gian, bước vào Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông được chuyển sang Đoàn 232, dưới sự chỉ huy của ông Lê Đức Anh (sau này là Chủ tịch nước). Trong một lần đi tiền trạm, ông đã bị pháo kích và bị một mảnh đạn găm vào sống lưng.

Miền Nam giải phóng, ông chuyển sang làm công an giao thông Quận 3 (TP. HCM). Để đảm nhận chức vụ, ông phải học thêm võ thuật. Trong quá trình rèn luyện, do vận động nhiều, vết thương tái phát, ông phải vào bệnh viện điều trị và phẫu thuật.

 Sau phẫu thuật, do sức khỏe yếu, với mức độ thương tật 2/4, ông đành phải giã từ con đường binh nghiệp, chuyển về Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và gắn với “nghiệp” bảo vệ tại đây.

Báo đâu trúng đấy

Từ ngày về làm bảo vệ, ngoài việc trông coi bệnh viện, ông còn có thêm chức năng… dự báo thời tiết cho cán bộ, nhân viên của bệnh viện cũng như người dân trong khu vực.

Ông Lộc bảo, chả hiểu sao, từ khi phẫu thuật lấy mảnh đạn ra, ông tự dưng có hiện tượng này. Trời đất cứ có hiện tượng gì thay đổi, liên quan đến bão lũ, thiên tai và động đất… là y như rằng trước đó vài ngày ông lại lên cơn đau dữ dội. Mưa nhỏ, nắng nhẹ thì đau ít. Bão gió và động đất thì đau đến không thể hình dung được.

17-15-29_locthoitiet2
Ông Lộc được học viên Tetsuji Ito, thuộc Trường Đại học Ibaraki (Nhật Bản) nghiên cứu để đưa vào khóa luận của mình

Khả năng dự báo thời tiết của ông cũng hết sức đặc biệt. Bão gió hình thành ở các khu vực lân cận, thậm chí chưa được báo, đài và các chuyên gia khí tượng loan tin, ông đã có biểu hiện ngay. Cơn đau của ông cũng rất lạ, bão hình thành thì đau, đau rất mạnh khi bão chưa vào Biển Đông. Lúc nào bão vào Biển Đông, nhất là nhằm các vùng ven bờ của ta mà tiến tới thì ông lại hết đau.

Nhân viên của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng như người dân trong khu vực có nhiều kỉ niệm với khả năng dự báo thời tiết của ông Lộc. Trời đang mưa dai dẳng, bất chợt ông lên cơn đau thì y như rằng chỉ vài giờ sau đó trời sẽ nắng. Trời đang nắng, ông lại lên cơn đau, y như rằng sau đó có mưa ngay.

Những năm ông về làm tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, lúc bấy giờ, đài, tivi và các phương tiện thông tin khác hết sức hạn chế nên ông  trở thành “trung tâm khí tượng thủy văn” bất đắc dĩ của người dân trong khu vực. Sáng hay tối, trưa hay chiều, gặp ông ở đâu người ta cũng hỏi: Nay mưa hay nắng? Có bão giông gì không?  

Theo ông Lộc, khả năng đau và dự báo thời tiết của ông có thể xác định với toàn bộ các nước thuộc khu vực châu Á nhưng đúng và chính xác thì chỉ tính đến các nước lân cận như: Trung Quốc, Philippine và 3 nước thuộc khu vực Đông Dương.

Chính vì khả năng đặc biệt này mà phiền toái cũng đã đến với ông không ít lần. Nhiều hôm nửa đêm ông vẫn còn bị những người chuẩn bị đi công tác xa gọi cửa để hỏi về… thời tiết.

Anh Nguyễn Hữu Quang, thạc sĩ dược, hiện đang công tác tại Cty dược gần nhà ông, cũng có nhiều kỉ niệm về khả năng dự báo thời tiết đặc biệt của ông Lộc.

Anh Quang cho biết, vì gần nhà ông Lộc nên anh hay vào chơi. Cũng như mọi người, anh cũng luôn nhờ ông tư vấn về thời tiết. Tuy nhiên, theo anh Quang, ông Lộc có những khả năng dự báo thời tiết hết sức khó hiểu, khó hình dung về mức độ chính xác của nó.

Anh Quang nhớ lại, vào năm 2008, có lần anh cùng mấy người bạn vào nhà ông Lộc chơi. Trong lúc trà thuốc với nhau, ông Lộc có bảo, mấy ngày gần đây có hiện tượng thời tiết gì đó mà ông đau người lắm. Mấy anh em nghe ông nói, lục tìm nhưng không thấy có hiện tượng bão giông xảy ra. Các anh bắt đầu nghi ngờ về khả năng dự báo thời tiết của ông Lộc.

17-15-29_locthoitiet3
Ông Lộc trong đời thường

Không ngờ tối hôm ấy, về xem truyền hình thì thấy đưa thông tin về trận động đất tồi tệ ở khu vực Tứ Xuyên (Trung Quốc). Trận động đất này xảy ra ngày 12/5/2008, nằm ngoài dự báo của các nhà chức trách, với cường độ 8 độ richter, cướp đi sinh mạng của gần 80.000 con người.

Gần đây nhất là vào đầu tháng 11/2013, bão Haiyan (Hải Yến) hình thành ở phía Đông đảo Kosrae, sau khi qua Philippine, gần như san phẳng thủ phủ tỉnh Tacloban, đã đổ bộ vào Việt Nam (cơn bão số 14).  Lúc thì nó được dự báo sẽ đổ bộ vào các tỉnh Nam Bộ, lúc thì Trung Bộ và lúc thì Bắc Bộ, người dân các địa phương căng mình chạy đuổi theo bão để phòng chống.

Thế nhưng, ông Lộc đã khẳng định nó sẽ không vào đất liền và không gây hại nhiều. Ai cũng nghĩ lần này ông sai, thế mà chẳng ngờ, bão Hải Yến đã không vào đất liền thật. Nó chỉ lởn vởn rồi tan trên biển, sau đó gây mưa lớn cho các địa phương.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm