| Hotline: 0983.970.780

Phủ xanh đồi núi trọc

Thứ Ba 19/08/2014 , 09:25 (GMT+7)

Từ nguồn vốn các dự án trồng rừng theo Quyết định 147/2007/QĐ - TTg; dự án WB3; JICA Nhật Bản…hàng chục nghìn ha đất trống đồi núi trọc ở Thanh Hóa được phủ xanh.

Người dân có công ăn việc làm ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Năm 2014 tỉnh Thanh Hóa được Bộ NN-PTNT giao chỉ tiêu trồng 10.860 ha rừng. Mặc dù kế hoạch này lớn hơn nhiều so với nguồn kinh phí từ các dự án phân bổ cho địa phương, nhưng nhờ chủ động trong việc định hướng kế hoạch từ đầu năm nên đến nay toàn tỉnh đã trồng được 8.026 ha rừng (đạt 74%).

“Với điều kiện thời tiết thuận lợi như hiện nay dự kiến giữa tháng 9/2014 chúng tôi sẽ hoàn thành kế hoạch Bộ giao, sớm hơn năm ngoái gần 1 tháng”, ông Lê Văn Mơn, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa nói.

Theo ông Mơn, sở dĩ Thanh Hóa hoàn thành được kế hoạch trồng rừng là nhờ các đơn vị chủ động giải phóng đất đai; chuẩn bị cây giống từ đầu năm. Bên cạnh đó, nhận thức về trồng rừng của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc, các huyện miền núi vùng sâu, vùng xa như Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Bá Thước… được nâng lên rất nhiều.

Bây giờ chỉ cần Nhà nước kích cầu bằng việc hỗ trợ cây giống, công trồng là người dân hăng hái tham gia ngay.

Tuy nhiên, ông Mơn cũng băn khoăn: “Việc phân vốn năm nay chỉ đạt 60% so với tổng diện tích giao nên chúng tôi phải đợi đến sang năm mới có nguồn cân đối hỗ trợ cho bà con. Ví dụ huyện Mường Lát và các xã biên giới định mức hỗ trợ 5 triệu đ/ha thì nay họ mới chỉ được nhận khoảng 3 triệu đ/ha; các xã 30a được khoảng 2,5 triệu đ/ha so với định mức 4 triệu đ/ha”.

Mặc dù tiền hỗ trợ chưa được nhiều nhưng đến nay toàn huyện Mường Lát đã trồng được 3.147/4.040 ha; một số đơn vị trồng đạt và vượt kế hoạch là Hạt Kiểm lâm Mường Lát (695/650 ha); Đồn Biên phòng Tam Chung (150/150 ha)…

Ngoài các đơn vị trên, đến thời điểm này kế hoạch trồng rừng năm 2014 của tất cả các dự án đều đạt trên 50% kế hoạch. Trồng theo Dự án JICA 77,2%; trồng theo Quyết định 147 đạt 80,7%; WB3 trên 60%; doanh nghiệp và nhân dân tự trồng trên 65%.

Ông Trần Văn Lạc, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Lát cho biết: “Sau khi tiếp nhận kế hoạch giao trồng rừng của tỉnh, chúng tôi phân công cán bộ, công nhân viên xuống từng xã, thôn bản vận động người dân phát quang bụi rậm, đào hố, chuẩn bị mặt bằng để khi thời tiết thuận lợi tiến hành trồng; đồng thời hướng dẫn bà con chăm sóc cây đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo cây sống, sinh trưởng, phát triển tốt”.

Hiện BQL Rừng phòng hộ Mường Lát đã trồng rừng được 374/350 ha ở các xã Tén Tằn, Pù Nhi, Tam Chung và thị trấn Mường Lát với hai loài cây chính là xoan và lát.

Hộ trồng rừng Hà Văn Buôn, khu 3, thị trấn Mường Lát, nói: “Lâu nay đất rừng nhà tôi (hơn 2,4 ha) chủ yếu trồng sắn. Mỗi năm thu hoạch chỉ đủ mua gạo ăn qua ngày nhưng nay nghe cán bộ vận động tôi chuyển sang trồng rừng. Hy vọng ngoài số tiền hỗ trợ 5 triệu đ/ha, mấy năm sau rừng cây này sẽ giúp tôi có thêm tiền sửa sang lại nhà cửa”.

Ngoài hộ anh Buôn, hàng trăm gia đình ở Mường Lát tham gia trồng rừng từ những năm 2008,  2009 đã có trong tay hàng trăm triệu đồng nhờ khai thác gỗ.

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.