| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên gấp rút xuống giống

Thứ Hai 27/05/2013 , 10:14 (GMT+7)

Không căng thẳng như Bình Thuận, Ninh Thuận phải bỏ hoang nhiều diện tích lúa HT, song Phú Yên đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới SX vào thời điểm giữa và cuối vụ.

Không căng thẳng như Bình Thuận, Ninh Thuận phải bỏ hoang nhiều diện tích lúa HT, song Phú Yên đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới SX vào thời điểm giữa và cuối vụ.

Ông Lê Chí Trọng, PGĐ Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, hiện các sông, hồ đều xuống thấp hơn mực nước thiết kế, cụ thể mực nước hồ chứa Phú Xuân 35.71m/36.50m, Đồng Tròn 33.12m/35.50m, Hóc Răm 22.70m/23.20m; sông Hinh 203.66m/209m và sông Ba Hạ 102.61m/105m...

Về cơ bản nguồn nước từ các công trình thủy lợi đảm bảo phục vụ SX vụ HT, nhưng trời tiếp tục không mưa, thì khả năng nhiều diện tích lúa sẽ bị thiếu nước tưới. Ngay từ đầu vụ, Sở đã chỉ đạo các địa phương, Cty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam kiểm tra, đánh giá nguồn nước cụ thể để có kế hoạch gieo sạ.


Phú Yên nỗ lực chống hạn

Ông Nguyễn Đức Thắng, Phòng Nông nghiệp, Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết toàn tỉnh phấn đấu gieo sạ 24.070/24.300 ha lúa HT, trong đó diện tích phải chuyển đổi sang cây trồng cạn khoảng 208 ha. Diện tích có nguy cơ thiếu nước phải triển khai biện pháp chống hạn khoảng 7.000 ha.

“Tính đến 23/5 toàn tỉnh mới gieo sạ được 4.500 ha lúa đạt gần 20% kế hoạch (thấp hơn so cùng kỳ năm ngoái) do năm nay không có mưa tiểu mãn. Mọi năm thường từ 20 - 21/5 đã có mưa lớn, nhờ đó ruộng có “nước chân” kết hợp nguồn nước dẫn từ kênh thủy nông, nên việc gieo sạ triển khai thuận lợi hơn”, ông Thắng nói.

Theo khung thời vụ của tỉnh, vụ HT tập trung từ ngày 20/5 - 10/6, trong khi việc lấy nước đổ ải từ hệ thống thủy nông Đồng Cam chỉ 20 ngày (tức đến hết 5/6). Với tình hình thời tiết nắng hạn như hiện nay, địa hình khu tưới không bằng phẳng, độ dốc lớn, nên việc lấy nước đổ ải khó, kế hoạch gieo sạ sẽ bị chậm lại so với lịch thời vụ từ 10 - 15 ngày, mặc dù tính đến thời điểm này 2 NM thủy điện Sông Hinh và Sông Ba Hạ thực hiện rất tốt về việc điều tiết nước cho vùng hạ du với lưu lượng tối thiểu là 40 m3/s.

Ông Phạm Văn Thi, đại diện Cục Trồng trọt cho rằng: Nếu việc gieo sạ chậm, đến 25/6 mới kết thúc thì diện tích xuống giống muộn có nguy cơ bị mất trắng do phải chạy lũ. Do vậy cần quyết liệt chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ gieo sạ, sử dụng giống ngắn ngày, chịu hạn, sao cho sau ngày 10/9 phải thu hoạch dứt điểm.

Ông Lê Chí Trọng kiến nghị: Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương tiếp tục chỉ đạo các NM thủy điện phát điện, đảm bảo tiếp nước cho hạ du với lưu lượng tối thiểu từ 30 - 40m3/s sau đợt xả thứ 1 (5/6). Đồng thời đề nghị Bộ NN-PTNT báo cáo Chính phủ hỗ trợ cho tỉnh kinh phí nạo vét, khai thông dẫn dòng, mua máy bơm chống hạn là 10 tỷ đồng.

“Bộ NN-PTNT đã đề xuất trình Chính phủ hỗ trợ tỉnh Phú Yên kinh phí chống hạn 5,1 tỷ đồng. Còn về ý kiến đề xuất ghi vốn trái phiếu Chính phủ, chúng tôi sẽ ghi nhận sớm báo cho lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN-NNPTNT để đề xuất lên Chính phủ”, ông Hiển nói.

Về lâu dài, đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho dự án sử dụng nước sau thủy điện Sông Hinh để thi công hoàn thành phần kênh mương còn lại ở huyện Tây Hòa và hệ thống cấp 1 công trình hồ chứa Đồng Tròn, Mỹ Lâm.

Ông Vũ Xuân Khu, PGĐ Trung tâm Điều độ hệ thống điện (Tập đoàn Điện lực VN) cho biết, thời gian qua lượng nước xả của 2 NM thủy điện trên địa bàn rất tốt. Mặc dù tỉnh chỉ yêu cầu xả với lưu lượng 40 m3/s, nhưng có ngày 2 NM xả tới 100 m3/s. Tuy nhiên sau thời điểm xả đợt 1, tùy theo lượng nước của 2 hồ mà có kế hoạch phối hợp xả với lưu lượng phù hợp. Bởi mực nước đã xuống thấp so với cùng kỳ.

Ông Đặng Duy Hiển, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi) yêu cầu địa phương cần tận dụng tối đa nguồn nước hiện có, tích cực nạo vét, khơi thông luồng lạch dẫn nước tới ruộng để đẩy nhanh tiến độ gieo sạ...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm