| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên khắc phục rừng trồng đổ gãy sau bão

Thứ Năm 23/11/2017 , 15:50 (GMT+7)

Nhằm hạn chế thiệt hại, tránh thất thoát, Sở NN-PTNT Phú Yên đề nghị UBND tỉnh cho phép triển khai thực hiện khai thác, tận dụng gỗ rừng trồng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất bị đổ, gãy do cơn bão số 12 gây ra.

10-37-01_1
Đối với gỗ rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư, người dân tận thu để tránh thất thoát

Ông Huỳnh Xuân Quang, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Phú Yên cho biết, cơn bão số 12 đổ bộ vào tỉnh Phú Yên đã gây thiệt hại nặng nề về diện tích rừng trồng trên địa bàn. Tính đến ngày 17/11, toàn tỉnh có hơn 19.000ha rừng trồng bị thiệt hại, trong đó TX Sông Cầu hơn 7.072ha, huyện Tây Hòa hơn 3.024ha, huyện Tuy An 2.202 a, huyện Sơn Hòa 2.118ha, huyện Phú Hòa 1.521ha, huyện Sông Hinh 1.154ha, huyện Đông Hòa 856ha và huyện Đồng Xuân 801ha.

Về diện tích vườn giống bị thiệt hại 7.000m2 gồm các loại cây keo và bạch đàn thuộc lâm phần của BQL Rừng phòng hộ Tây Hòa. Tổng số cây con bị thiệt hại 460.000 cây, mức độ thiệt hại 100%...

Cũng theo ông Quang, để khắc phục hậu quả về rừng sau khi bão kết thúc đơn vị đã triển khai các giải pháp khắc phục. Theo đó, đã tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, ngăn chặn, xử lý kịp thời các đối tượng lợi dụng việc mưa bão để phá rừng, khai thác, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép. Đồng thời tiếp tục rà soát, kiểm đếm, thống kê cụ thể, chính xác để kịp thời báo cáo diện tích rừng, công trình lâm sinh, vườn ươm cây lâm nghiệp bị thiệt hại theo văn bản số 1863/TCLN-PTSXLN ngày 7/11/2017 của Tổng cục Lâm nghiệp để xem xét, kịp thời hỗ trợ hậu quả do bão theo NĐ 02/2017/NĐ-CP.

Tuy nhiên đặc điểm rừng trồng sau khi đỗ, gãy nếu không tận dụng, tận thu thì thất thoát rất lớn. Về việc này theo ông Quang, Sở NN-PTNT đã có văn bản số 1088/SNN-CCKL ngày 13/11/2017 gửi UBND tỉnh xin chủ trương cho phép tận dụng, tận thu gỗ rừng bị thiệt hại cơn bão số 12.

UBND tỉnh cũng có văn bản số 6309/UBND-KT ngày 16/11/2017 gửi Bộ NN-PTNT xin chủ trương cho phép khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng bị thiệt hại do bão số 12. Trong khi chờ Bộ, UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo và để giải quyết kịp thời, hạn chế thiệt hại, tránh thất thoát hư hỏng tài sản rừng và người dân lợi dụng khai thác trái phép...

Trong trường hợp tận thu gỗ rừng trồng đỗ gãy không đủ tiền để trồng lại rừng, chúng tôi sẽ đề xuất xin kinh từ các nguồn Trung ương đến địa phương để nhanh chóng khôi phục lại rừng đã mất.

Chi cục Kiểm lâm đã có ý kiến như sau: Đối với gỗ rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư, thì chủ rừng báo UBND xã, kiểm lâm địa bà xác định vị trí, diện tích và đánh giá mức độ thiệt hại cụ thể. Sau đó chủ rừng tổ chức khai thác, tận thu không phải lập hồ sơ cấp phép khai thác, tận thu theo Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016.

Cụ thể, đối với diện tích rừng bị thiệt hại nặng, cây rừng trồng bị đổ gãy hoàn toàn hoặc số cây còn lại không đảm bảo tiêu chí thành rừng thì khác thác, tận thu toàn bộ số cây. Sau khi khai thác, tận thu chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vị kế tiếp. Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nhẹ hơn, số cây không bị đỗ gãy phục hồi đủ tiêu chí thành rừng thì chỉ tận thu những cây bị đỗ gãy.

Còn đối với gỗ rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư thì thành lập đoàn kiểm tra, xác minh theo quy định tại Thông tư 18/2013/TT-BTC ngày 20/2/2013 của Bộ Tài chính để đánh giá mức độ thiệt hại, ước tính giá trị lâm sản tận thu.

10-37-01_3
Rừng trồng Phú Yên bị đỗ gãy hàng loạt do bão số 12 gây ra

Cụ thể, đối với diện tích rừng trồng bị thiệt hại nặng, cây rừng trồng bị đỗ gãy hoàn toàn hoặc đô cây còn lại không đảm bảo tiêu chí thành rừng thì chủ rừng tổ chức khai thác, tận thu toàn bộ số cây. Sau khi khai thác, tận thu chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp.

Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nhẹ hơn, số cây không bị đỗ gã phục hồi đủ tiêu chí thành rừng thì tận thu những cây bị đỗ gãy. Tuyệt đối không đươc cắt, hạ cây đứng. Sản phẩm sau khi khi khai thác tận dụng, tận thu chủ rừng mời cơ quan Tài chính, hạt kiểm lâm xác định giá trị và khối lượng làm cơ sở bán thanh lý.

Bên cạnh đó, gỗ tận dụng, tận thu khi tiêu thụ chủ rừng vẫn thực hiện lập bảng kê theo quy định tại Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 14/01/2012 của Bộ NN-PTNT quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, để kiểm tra soát nguồn gốc hợp pháp.

Xem thêm
Nhận diện để hiểu hàng thật, tránh hàng giả Made in Japan

Sáng 15/3, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề 'Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan'.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo an tín dụng đạt trên 300 tỷ đồng/năm

ĐBSCL Năm 2023, tổng doanh thu giữa Ngân hàng Agribank - Bảo hiểm Agribank tại khu vực Tây Nam bộ đạt trên 300 tỷ đồng.

Bất động sản nghỉ dưỡng và những dấu hiệu phục hồi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Năm 2023 thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn 'bĩ cực' nhất, 2024 sẽ ghi nhận những động thái tích cực hơn.