| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên siết chặt quản lý phân bón, thuốc BVTV

Thứ Ba 12/12/2017 , 13:50 (GMT+7)

Các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, phân bón trên địa bàn tỉnh Phú Yên thường mắc các lỗi vi phạm về nhãn mác, bày bán sản phẩm hết hạn sử dụng, chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV, phân bón...

Đó là đánh giá của ông Lê Tấn Khoa, Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế (Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Yên).
 

Gần 100 cơ sở nhỏ, lẻ kinh doanh “chui”

Phú Yên có gần 600 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV và phân bón nằm rải rác ở các huyện, TP. Riêng thuốc BVTV hiện có trên 500 cơ sở, song theo ông Khoa, các cửa hàng và Cty trên địa bàn nhìn chung chấp hành đúng pháp luật. Cụ thể, đến nay có gần 400/600 cơ sở đã được cấp giấy đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV. Còn gần 100 cơ sở chưa cấp giấy do ở xa hoặc buôn bán nhỏ lẻ thời vụ.

16-39-47_1
Phú Yên sẽ siết chặt quản lý phân bón, thuốc BVTV

Qua thanh kiểm tra nhận thấy các mặt hàng thuốc BVTV bày bán tại các sở khá đa đạng, nhiều chủng loại nhưng thanh tra chưa phát hiện bán hàng ngoài danh mục hay bán hàng NK không đúng theo quy định (hàng bán ngoài luồng). Tuy nhiên các cơ sở lại hay mắc những lỗi như vi phạm bao bì, nhãn mác, sản phẩm hết hạn sử dụng, chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Về những lỗi này, ông Khoa giải thích, đối với trường hợp vi phạm nhãn mác thường do các Cty SX sau khi đăng ký sản phẩm ngoài Cục BVTV, với một vài đối tượng phòng trừ nhưng trên thực tế nhãn mác lại ghi nhiều đối tượng phòng trừ. Còn lỗi bán hàng hết hạn sử dụng, thì do các cơ sở để sản phẩm bị lẫn khuất. Về hướng xử lý, cho niêm phong số hàng vi phạm, chuyển trả về nơi SX để tái chế.

Về quản lý phân bón, theo ông Khoa trước đây thực hiện theo Nghị định 202 và Thông tư 41 về quản lý phân bón hữu cơ và các loại phân bón khác, thanh tra đã kiểm tra một số cơ sở kinh doanh phân bón hữu cơ và các loại phân bón khác, đánh giá và phân loại phân bón hữu cơ và phân bón khác.

Riêng phân bón vô cơ khi thực hiện Nghị định 108, Chi cục vừa tiếp nhận bàn giao từ Sở Công Thương nên chưa tiến hành công tác tập huấn và quản lý. Hiện nay Phú Yên có trên 500 cơ sở kinh doanh phân bón, thì còn gần 100 cơ sở nhỏ lẻ “bán chui” theo thời vụ, nằm ngoài kiểm soát. Các cơ sở này chỉ kinh doanh mùa vụ và qua điện thoại rồi chở giao cho khách hàng, chứ không có cửa hàng. Do đó, để kiểm soát cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa thanh tra chuyên ngành với lãnh đạo cấp xã, huyện.

“Thời gian qua, chúng tôi có nhận được thông tin phản ánh về chất lượng BVTV và phân bón không đảm bảo. Riêng thuốc BVTV đa số lỗi do bà con sử dụng không theo nguyên tắc 4 đúng và khuyến cáo sử dụng của nhà SX nên ảnh hưởng đến cây trồng. Còn phân bón trước đây một số Cty SX không đúng với quy chuẩn nên khi kiểm tra hàm lượng đạm, lân hoặc kali không đạt.

Theo ông Đào Lý Nhĩ, PGĐ Sở NN-PTNT Phú Yên, Nghị định 108 của Chính phủ sẽ giúp các đơn vị quản lý nhà nước quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động SX, kinh doanh phân bón vô cơ trên địa bàn. Hiện Phú Yên có 3-4 nhà máy phân bón. Trước mắt Sở sẽ công bố chất lượng, công bố hợp quy sau đó phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức kiểm tra, thanh tra công bố chất lượng, tiêu chuẩn cơ sở và các địa điểm bán phân bón.

Năm ngoái, liên ngành Sở Công thương và Chi cục Trồng trọt- BVTV cũng có giải quyết vụ việc phân bón vô cơ ảnh hưởng đến cây dưa hấu ở Sơn Hòa. Đây cũng là phân có chất lượng không đảm bảo. Sau đó, buộc Cty SX này phải hỗ trợ người dân”, ông Khoa chia sẻ.
 

Cơ sở kinh doanh rất phiền vì tiếp nhiều đoàn

Ông Lê Phước Thành, GĐ Cty TNHH TM-DV Thanh Huyền, một đại lý cấp 1 về kinh doanh VTNN ở TP Tuy Hòa, cho biết, gia đình ông có thâm niên kinh doanh VTNN đã hơn 30 năm. Hiện nay Cty chỉ phân phối phân bón và thuốc BVTV của những Cty có thương hiệu. Cụ thể, đối với phân bón gồm Bình Điền, Quế Lâm, Ba Con Cò..., còn thuốc BVTV của An Nông, BVTV Sài Gòn, HAI, An Giang... Mỗi năm Cty phân phối cho các đại lý cấp dưới và bán trực tiếp cho nông dân hàng trăm tấn phân bón các loại và 20-30 tấn thuốc BVTV.

Theo ông Thành, trước đây khi áp dụng NĐ 202 công tác quản lý nhà nước về phân vô cơ do Sở Công thương phụ trách, còn phân hữu cơ do Sở NN-PTNT đảm nhiệm. Điều này gây bất cập, chồng chéo trong công tác quản lý thanh tra. Cho nên trước đây Cty phải thường xuyên tiếp các đoàn thanh tra mặc dù đơn vị rất bận rộn kinh doanh.

Tương tự, chị Lê Thị Tiến, cửa hàng VTNN Sơn Tiến (đại lý cấp 2), xã Hòa Tân Đông (Đông Hòa) thừa nhận từng tiếp quá nhiều đoàn thanh tra. Mặc dù những năm qua việc thanh tra cơ sở của chị không phát hiện lỗi lớn, chỉ thỉnh thoảng mắc lỗi nhỏ như sản phẩm hết hạn sử dụng do để khuất lẫn.

16-39-47_2_2
Ảnh: Kim Sơ

Các đại lý kinh doanh VTNN cũng cho rằng, chất lượng phân bón, thuốc BVTV bây giờ “khó tin tưởng”. Bởi mặc dù phân có thương hiệu nhưng nhiều khi có những lô hàng vẫn không đạt. Do đó, để phân bón đảm bảo chất lượng theo công bố trên bao bì thì Nhà nước nên quản lý chặt từ khâu SX của các Cty.

Với những tồn tại hiện nay, theo ông Khoa trong thời tới, cụ thể là năm 2018 khi áp dụng 2 văn bản pháp lý chặt chẽ là Thông tư 21 về quản lý thuốc BVTV và Nghị định 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ về công tác quản lý phân bón cùng do Sở NN-PTNT phụ trách sẽ siết chặt quản lý thuốc BVTV và phân bón trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, nếu như trước đây kinh doanh phân bón không cần điều kiện nên đa số người dân kinh doanh nhỏ lẻ, tự kinh doanh, thì hiện nay theo NĐ 108 phải có điều kiện. Các cơ sở muốn kinh doanh phải qua lớp tập huấn chuyên môn về lĩnh vực phân bón. Nhưng đến nay NĐ 108 mới ra đời nên thanh tra chuyên ngành Trồng trọt- BVTV cũng chưa tiến hành tập huấn chuyên môn cho các cơ sở.

“Dự kiến đầu năm 2018, chúng tôi sẽ tiến hành tập huấn toàn bộ các cơ sở kinh doanh mà trước đây đã kinh doanh thuốc BVTV và phân bón thì phải đi học kiến thức chuyên môn lại về phân bón mới đủ điều kiện cấp phép kinh doanh. Dứt khoát chúng tôi không cho kinh doanh nếu không đủ điều kiện”, ông Khoa nhấn mạnh.

Cũng theo ông Khoa, đối với Cty sản xuất thuốc BVTV hoặc phân bón khi áp dụng theo Thông tư 21 và NĐ 108 cũng sẽ quản lý chặt chẽ hơn từ khâu đăng ký sản phẩm ở Cục BVTV, công bố chất lượng, chứng nhận hợp quy và có được phép kinh doanh hay không, từ đó tạo điều kiện để hoạt động SX, kinh doanh đi vào nề nếp, ổn định. Việc kinh doanh VTNN đối với các cơ sở cũng chặt chẽ hơn. Thanh tra Sở NN-PTNT cũng áp dụng dễ dàng và bám sát hơn tình hình SX, lưu thông hàng hóa trên thị trường.

Ông Khoa cho biết, hiện nay trong việc lấy mẫu để xét nghiệm kinh phí hầu như không có. Vì vậy khi Chi cục lấy mẫu, nếu mẫu được lấy không đảm bảo chất lượng, thì cơ sở kinh doanh chịu kinh phí và ngược lại nếu mẫu đạt chất lượng cơ quan lấy mẫu phải chịu chi phí. Chính vì vậy, tâm lý cán bộ không tự tin lấy mẫu, để lọt đối tượng vi phạm. Do đó các ban, ngành cần tạo điều kiện để Chi cục có kinh phí để lấy mẫu.

9 tháng đầu năm, Chi cục Trồng trọt- BVTV Phú Yên đã thanh kiểm tra 7 cuộc với 87 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV. Kết quả phát hiện 9 trường hợp vi phạm, trong đó 2 trường hợp bán thuốc vi phạm nhãn mác, 2 bán thuốc quá hạn sử dụng và 5 buôn bán không qua huấn luyện chuyên môn về thuốc BVTV. Còn kết luận thanh tra Sở Công thương ngày 12/10/2017 chỉ phát hiện một số lỗi nhỏ. Đoàn đã lấy 6 mẫu phân bón để kiểm nghiệm. Kết quả lần 1 có 4/6 mẫu đạt chất lượng theo tiêu chuẩn công bố; kiểm nghiệm lần 2 thì 2 mẫu đều đạt.

 

Xem thêm
Xử phạt nhiều công ty, đại lý cung ứng phân bón giả, kém chất lượng

Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện, xử phạt nhiều công ty, đại lý cung ứng, phân phối phân bón giả chất lượng, kém chất lượng... cho bà con nông dân.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.