| Hotline: 0983.970.780

Phục tráng giống lúa đặc sản Ra Dư

Thứ Ba 06/11/2012 , 10:20 (GMT+7)

Đây là giống lúa cạn, dài ngày, TGST khoảng 180 ngày, cảm quang ngày ngắn, trồng mỗi năm 1 vụ.

Mô hình thâm canh giống lúa Ra Dư ở xã Hồng Thủy

Trung tâm Nghiên cứu & phát triển nông nghiệp Huế (Viện KHKT nông nghiệp Bắc Trung bộ) phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện A Lưới tổ chức thành công hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá và nghiệm thu kết quả mô hình nhân rộng giống lúa Ra Dư - đặc sản bản địa của bà con dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới, TT-Huế trong khuôn khổ chương trình dự án KH-CN nông nghiệp, vốn vay ADB.

Mô hình được triển khai trên qui mô 20 ha với 80 hộ dân tham gia tại 2 xã Nhâm và Hồng Thủy. Tuy là giống lúa cạn trồng trên nương rẫy, nhưng Ra Dư cho năng suất khá cao, từ 29 - 30 tạ/ha, cao hơn so với giống địa phương làm đối chứng (lúa Trưi 26,3 tạ/ha).

Đây là giống lúa cạn, dài ngày, TGST khoảng 180 ngày, cảm quang ngày ngắn, trồng mỗi năm 1 vụ. Cây cao 125 cm, đẻ nhánh khỏe, bông to, dài 22 cm, mỗi bông có 117 hạt, tỷ lệ hạt chắc cao, khối lượng 1.000 hạt nặng khoảng 28 - 29g.

Nhờ có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống lúa truyền thống khác như khả năng chịu hạn, chịu thâm canh tốt, ít bị sâu bệnh hại, chất lượng gạo ngon, thơm, ngọt, dẻo, không bị khô khi cơm nguội; được nhiều người ưa chuộng nên giá bán cao, bình quân 25.000 đ/kg gạo và 50.000 đ/kg thóc giống. Nếu tính giá thành với 15.000 đ/kg, mỗi 1 ha trồng giống lúa đặc sản Ra Dư bà con nông dân sẽ có thu nhập khoảng 40 triệu đồng, cao gấp 2 - 3 lần so với các giống lúa khác.

Theo Phòng NN-PTNT huyện A Lưới, đến nay người Tà Ôi vẫn lưu giữ được nhiều giống lúa bản địa quý hiếm như các giống lúa Ra Dư, Cu Da, Pi Nhe... Đặc biệt giống lúa Ra Dư không chỉ gắn với truyền thuyết mà còn là một trong những giống lúa có phẩm chất đứng hàng đầu trong các giống lúa địa phương. Vì thế trước đây người Tà Ôi chủ yếu gieo trồng để lấy gạo cúng Giàng (Trời), cúng thần Lúa trong các dịp lễ cơm mới hoặc tiếp khách quý.

Trước đây, giống lúa này được người dân trồng ở vùng đất ven suối hoặc sông nhỏ nhưng sau do yếu tố khí hậu cộng thêm sự xói lở của bờ bãi nên lúa được đưa lên trồng trên các nương rẫy, thường là ở lưng chừng núi, nơi có lớp đất dày để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây lúa sinh trưởng, phát triển.

Xác định là giống lúa bản địa chủ lực trong chủ trương phát triển thành giống lúa hàng hóa, xây dựng thương hiệu góp phần nâng cao đời sống cũng như đảm bảo an ninh lương thực cho bà con các dân tộc vùng biên giới của tỉnh, từ năm 2004 Phòng NN-PTNT A Lưới đã phối hợp với các cơ quan khoa học trung ương và địa phương tiến hành tuyển chọn, khảo nghiệm nhằm phục tráng và hoàn thiện quy trình thâm canh giống lúa đặc sản Ra Dư, tạo điều kiện để các địa phương mở rộng diện tích...

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất