| Hotline: 0983.970.780

Phương Mỹ mơ ước cây cầu

Thứ Hai 22/09/2014 , 08:18 (GMT+7)

Nằm ở vùng rốn lũ, 40 năm nay, hàng ngàn người dân xã Phương Mỹ (Hương Khê, Hà Tĩnh) vẫn luôn mong ngóng có một cây cầu.

Ông Nguyễn Văn Hồng (xóm Nam Hà, Phương Mỹ, Hương Khê) cho biết: “Hàng năm có rất nhiều vụ đuối nước thương tâm xảy ra ở đây, chỉ thương mấy đứa nhỏ hàng ngày đi học cứ mỗi lần đi qua cầu lại run bần bật. Sắp đến mùa mưa lũ, nhân dân Phương Mỹ chúng tôi mong mỏi một cây cầu để đảm bảo cuộc sống bình yên”.

Xã Phương Mỹ hiện có 8 xóm, gồm Thượng Sơn, Tân Thành, Tân Trung, Tân Hạ (gần 400 hộ dân, hơn 2.000 nhân khẩu) và Trung Thượng, Ấp Tiến, Nam Hà, Nam Trung (hơn 200 hộ dân, 1.700 nhân khẩu).

Con sông Ngàn Sâu chạy dọc chia cắt mỗi bên 4 xóm, tách hẳn trung tâm xã. Tất cả các giao dịch hành chính, y tế, giáo dục, chợ búa, nhà thờ… đều phải thông qua chiếc cầu phao chênh vênh. Sau hàng chục năm lênh đênh trên những con đò và phải chịu những vụ tai nạn lật đò thương tâm, năm 2005, chính quyền cùng nhân dân Phương Mỹ đã xây dựng cầu phao chợ Hôm.

Cầu dài 120m, lòng cầu rộng 1,6m, được thiết kế bằng nhiều thùng phuy nối nhau nổi trên mặt nước và hai dây cáp chính làm trụ cho cầu. Tuy vậy, do không có lan can hay tay vịn nên mỗi lần qua cầu là người dân đối mặt với hiểm nguy.

Từ trước tới nay việc lưu thông qua cây cầu vốn đã khó khăn, nay người dân Phương Mỹ lại phải đối mặt với nhiều mối hiểm nguy hơn khi cầu đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Những chiếc đinh được đóng cố định các tấm gỗ làm mặt bằng cho cầu đã bị han gỉ và bung ra, nhiều tấm ván bị gãy, dây nối giãn khiến thùng và ván xộc xệch…

22-27-09_c8
Nhân dân Phương Mỹ mơ ước một cây cầu

Nguy hiểm là vậy nhưng hằng ngày cầu vẫn oằn mình “cõng” hàng trăm lượt người lưu thông qua đây.

Ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch UBND xã Phương Mỹ cho biết, hàng tháng chính quyền xã chi hơn 5 triệu đồng để tu sửa những chiếc phao, mảnh gỗ bị hư hỏng, nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Để xây một cây cầu an toàn, chắc chắn là việc quá tầm với một xã nghèo như Phương Mỹ. Trước đó từng có dự án làm 186 cầu treo dân sinh và cầu phao đã được xét, nhưng cầu vẫn chưa được làm.

Ông Trần Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở GT-VT Hà Tĩnh cho biết: "Mục đích của ngành là sẽ xóa bỏ cầu treo, tuy nhiên, trong tình hình hiện nay quá khó khăn về nguồn vốn. Chúng tôi đang từng bước tháo gỡ và sẽ tích cực tham mưu, tranh thủ các nguồn vốn để ưu tiên đầu tư những cây cầu có lưu lượng giao thông lớn”.

Theo báo cáo của Sở GT-VT tỉnh Hà Tĩnh, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 4 cầu treo dây võng đang bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ mất an toàn.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm