| Hotline: 0983.970.780

Quả thằn lằn chữa di tinh, liệt dương

Thứ Ba 19/03/2013 , 08:49 (GMT+7)

Đông y cho rằng, quả thằn lằn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa.

Quả thằn lằn có tên thuốc là bị lệ thực, lương phấn quả, vương bất lưu hành, là quả được thu hái từ cây sung thằn lằn, có tên khoa học là Ficus pumila L, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), là cây mọc hoang khắp vùng đồng bằng và miền núi ở nước ta.

Quả dùng để ăn và làm thuốc, được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh; thu hoạch vào tháng 5 – 10 hằng năm, dùng tươi hoặc phơi khô, ngâm rượu. Khi quả chín thì chứa nhiều đường, đặc biệt là đường đơn gồm glucose, fructose, arabinose. Hạt chứa nhiều chất xơ polysaccharid. Vỏ quả có nhiều chất gôm cũng là một nhóm chất giúp nhuận tràng chống táo bón. Trong quả còn chứa nhiều protein nên cũng được xếp vào nhóm thức ăn bổ dưỡng.

Theo kết quả nghiên cứu mới đây đã tìm thấy trong quả và toàn cây thằn lằn có chứa nhiều chất chống oxy hóa gồm 4 chất có cấu trúc flavonoid, trong đó quan trọng nhất là rutin. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, rutin có tác động chống oxy hóa mạnh nhất là khử hết các gốc tự do sản sinh trong tế bào. Rutin còn là chất giúp phòng chống xơ vữa động mạch và ngăn ngừa bệnh huyết áp cao. Ngoài ra, còn có 3 chất mới có cấu trúc sesquiterpenoid glycosid tên gọi là pumilaside A, B, và C được phân lập từ quả thằn lằn. Quả thằn lằn còn có tác động kháng khuẩn.

Đông y cho rằng, quả thằn lằn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa. Dùng quả làm thuốc bổ, chữa di tinh, liệt dương, bất lực, đau lưng, chứng đái dầm, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, viêm khớp, bong gân, ung thũng, trĩ lòi dom, sa dạ con, tắc tia sữa và tiểu đục. Mỗi ngày sử dụng 10 – 20g quả khô sắc lấy nước uống có tác dụng kích thích tình dục, làm tăng cường sức mạnh nam giới, uống đều đặn còn giúp kiềm chế cơn đau tim và phòng chống ung thư.

Lưu ý: Thận trọng dùng đối với phụ nữ có thai.

Để tham khảo và áp dụng, dưới đây gợi ý vài cách trị bệnh từ quả thằn lằn

* Trị di tinh liệt dương: Dùng rượu cây sung thằn lằn gồm cành lá phơi khô 100g, đậu đen 50g, cho vào 250ml trong 10 ngày lọc rượu uống. Khi uống có thể pha thêm đường làm thuốc bổ. Đối với người di tinh liệt dương uống mỗi ngày 10 – 30ml rượu.

* Dùng làm thuốc bổ trị đau xương, nhức mình mẩy: Chế thành cao quả sung thằn lằn: Lấy quả sung thằn lằn thái nhỏ nấu với nước bỏ bã cô đặc thành cao, ngày uống 5 – 10g, trị các chứng đau xương ở người già, còn có tác dụng điều kinh giúp tiêu hóa.

* Chữa tắc tia sữa, sưng vú, sản phụ ít sữa: Quả thằn lằn 40g, bồ công anh 15g. Sắc uống. Kết hợp dùng lá bồ công anh giã nhỏ và đắp vào chỗ sưng đau; cao quả thằn lằn, lấy quả chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5 – 10g.

* Ngâm rượu bổ uống chữa di tinh, liệt dương: Lấy cành, lá, quả thằn lằn non phơi khô khoảng 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10ml mỗi lần, ngày uống 3 lần.

* Chế biến thành thức uống thanh nhiệt giải khát: Quả chín rửa sạch, xay nhuyễn, cho qua túi vải ép lấy nước cốt. Để yên một lúc nước này sẽ đông thành khối do thành phần chất nhày trong quả, đem thái thành sợi như thạch, thêm nước đường để ăn hoặc uống rất tốt.

Ngoài ra, có thể dùng quả thằn lằn làm thuốc điều kinh (trị kinh ít, bế kinh, thống kinh), làm thuốc dục sản, trị sỏi tiết niệu, giúp tiêu hoá…

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm