| Hotline: 0983.970.780

Quá thể

Thứ Tư 20/08/2014 , 08:20 (GMT+7)

Chiếc ô tô 7 chỗ đỗ xịch trước cửa nhà chị Hiền, vợ hờ của anh Trúc. Nhìn thấy con gái cùng em trai và mấy người họ hàng, anh nghẹn ngào, nước mắt lăn dài trên khuôn mặt hốc hác.

Chiếc xe chưa kịp lăn bánh thì chị "vợ" cầm chổi quét cửa rồi buông một câu phũ phàng trước mặt phố xóm sang chia tay anh về quê với vợ cái con cột:

- Bố tổ của nợ, nặng đũng quần!

Cả phố ai cũng biết tính cách và gia cảnh của chị ta từ khi còn trẻ. Nhan sắc dưới mức thường thường bậc trung, nhưng ghê gớm từ thời con gái, chẳng khác gì mẹ chị.

Người chồng đầu tiên lấy chị cũng chịu nhiều cay đắng. Chị làm vợ khi chưa đầy 20 tuổi. Chồng chị luôn lép vế. Lôi thôi là chị chửi ngoa ngoắt, có bài có bản.

Một lần giận chị cãi nhau tay đôi với mẹ chồng, anh tát một cái. Thế là chị giở món võ độc "bóp bộ hạ" khiến anh đau điếng, phải nằm viện một tuần. Sau vụ ấy, chị ta càng "nổi tiếng". Quá sức chịu đựng, anh bỏ của chạy lấy người.

Mối tình thứ hai là anh Trúc. Nhà mặt phố, chị mở quán bán nước. Anh là bộ đội, quê Thanh Hóa, ngày nghỉ thỉnh thoảng vào quán chị uống nước, chuyện phiếm cho đỡ nhớ nhà. Biết anh có vợ ở quê, nhưng chị vẫn "giăng bẫy".

Anh cũng chỉ định cặp bồ chơi bời. Biết chuyện, vợ anh lặn lội từ quê ra khuyên nhủ lại bị bồ của chồng ghen ngược chửi bới và thuê đầu gấu dằn mặt. Anh bất lực nhìn vợ nước mắt ngắn dài ra về. Ngày ra quân, biết anh định về quê, chị "vợ" chỉ mặt anh nói:

- Mày lên trời, tao lôi chân mày xuống. Mày chui xuống đất, tao lôi cổ mày lên. Nhớ chưa thằng chó chết?

Từ ấy, anh không bao giờ được về quê, không bao giờ có đồng quà tấm bánh biếu bố mẹ hay cho vợ con. Bố mẹ anh phải ngậm ngùi thốt lên:

- Coi như đẻ rơi đứa con!

Ngày cha mẹ mất, anh cũng không được về báo hiếu. Sống với bồ, anh không khác gì kẻ ăn người ở. Hàng ngày, anh làm xích lô để chở hàng thuê, mà chủ yếu là chở lợn cho mấy người làm nghề mổ lợn. Anh phải vào chuồng bắt, trói lợn và đưa lên xe. Nhọc mệt, tối có uống chén rượu trắng thì bị "vợ" chửi như móc họng ra.

Chị ta không cho anh dùng điện thoại di động vì "để mày lén lút gọi cho con vợ già ở quê à?".

Một lần, anh đến bưu điện gọi điện thoại bàn, thế là chị lôi về giở "võ độc" khiến anh nhớ đời. Biết mình chẳng khác nào thỏ nằm gọn trong móng vuốt của mãnh thú nên anh đành an phận.

Họ có với nhau hai con trai. Đó là niềm an ủi của anh. Nhưng chúng đều ngỗ ngược từ bé vì sống trong gương mờ và sự nuông chiều vô lối của mẹ. Cô giáo uốn nắn thì chúng chửi lại rồi đùng đùng bỏ về. Anh dạy con, chị chửi át đi:

- Mày hay lắm đấy mà đòi dạy con tao!

Chúng chỉ học hết lớp 3 đã đi bụi và thiện nghệ nghề "hai ngón". Hàng xóm sơ sểnh cái gì là mất. Biết mười mươi con mình lấy, chị vẫn chối phăng. Thế nên, hai đứa trẻ ngày càng bất trị và nghiện nặng. Một đứa chết năm ngoái vì sốc thuốc. Còn một thì đang vật vờ.

Từ một người to khỏe như lực điền, sau hơn chục năm bập vào mối tình bất chính, anh mắc bệnh lao phổi nặng. Không được ăn uống tẩm bổ, chỉ có mấy viên thuốc nên người anh chỉ còn da bọc xương. Mỗi lần bưng cháo cho anh, chị "vợ" lại chửi:

- Dậy mà ăn con mẹ mày đi cho bà đỡ ngứa mắt. Của nợ!

Bệnh tình của anh ngày càng nặng. Hàng xóm thăm, nhìn anh thở dốc, không nhấc nổi chân tay, ai cũng ái ngại, thương xót. Anh như quả chanh vắt cạn nước. Thật tội nghiệp!

Một hôm đang thiêm thiếp, anh nghe tiếng "vợ" quát qua điện thoại:

- Chúng mày có ra mà rước cụ tổ chúng mày về quê không, bà hất mẹ nó ra đường! Định ăn vạ bà à?

Khi hiểu ra mọi sự thì đã quá muộn, anh nuốt nước mắt vào trong. Càng ân hận, anh càng thương người vợ quê tần tảo, thủy chung và đứa con gái "mồ côi bố" bao năm nay.

Hai hôm sau, xe ở quê ra đón anh. Dù vợ con chăm sóc tận tình, nhưng anh cũng không qua khỏi. Biết tin anh mất, chị vợ hờ dửng dưng, không một nén nhang.

Hàng phố bảo nhau:

- Thật là loại đàn bà ghê gớm, bất nhân có một không hai!

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm