| Hotline: 0983.970.780

Quả trám đặc trị nhiều bệnh đường hô hấp

Chủ Nhật 12/11/2017 , 07:15 (GMT+7)

Theo Y học cổ truyền, trám vị chua ngọt hơi đắng, tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải độc, sinh tân chỉ khát, lợi phế thông họng, thường được dùng để chữa các chứng cổ họng sưng đau, ho, lưỡi khô miệng khát, thổ huyết, kiết lỵ, ngộ độc rượu, cá và cua…

Quả trám phổ biến ở miền Bắc, còn có tên gián quả, thanh quả... Ở miền Trung cũng có loại quả tương tự, gọi các cơm, còn ở miền Nam gọi là cà na. Trám có hai loại: trám trắng và trám đen. Quả trám được chế biến thành mứt, ô mai, trám muối... thịt kho trám, cá kho trám... Trong Đông y, trám là vị thuốc trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.

08-46-04_trng_22

Trám trắng được dùng chữa bệnh nhiều hơn trám đen. Trám trắng, còn gọi là bạch lãm, cảm lãm, thanh quả, cà na... đã được ghi lại trong các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo tái tân, Nhật hoa tử bản thảo.

Theo Y học cổ truyền, trám vị chua ngọt hơi đắng, tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải độc, sinh tân chỉ khát, lợi phế thông họng, thường được dùng để chữa các chứng cổ họng sưng đau, ho, lưỡi khô miệng khát, thổ huyết, kiết lỵ, ngộ độc rượu, cá và cua…

Cùi trám chứa đạm, béo, đường, vitamin đặc biệt là vitamin C, B1, PP; chất xơ; các chất khoáng như canxi, sắt, kẽm, photpho, kali, magie, carroten;... Axit folic và các axit hữu cơ.

Đêm ngủ mùa thu đông thấy khô cổ muốn ho, mất ngủ: 2 - 3 quả trám trắng tươi (bỏ hột) đập giập lấy nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật để uống.

Viêm họng cấp mạn, amidan, khô rát cổ, mất tiếng: dùng trám muối như chanh muối để ngậm hay pha nước uống. Có thể dùng phối hợp trám tươi để hãm uống chữa đau họng và hạ hư hỏa.

Trám 6g, trà xanh 6g, mật ong 1 thìa. Cho trám vào đun sôi 5 phút, kế đó cho trà xanh vào sắc tiếp trong 15 phút, sau đó chắt lấy nước hòa mật ong rồi uống dần từng ngụm. Có công dụng chữa viêm họng mạn tính hay khản giọng, sưng rát.

Trám tươi 10 quả, hạt cải xanh 10g, sắc uống. Có tác dụng chữa viêm hầu họng cấp tính. Cũng có thể dùng trám bóc bỏ hột 100g đem nấu thành cao lỏng, chế thêm 50g phèn chua rồi cô đặc lại lần nữa, dùng mỗi ngày hai lần, mỗi lần 2 - 3g. Hoặc lấy 12 quả trám, 1,5g phèn chua, trước tiên dùng nước lạnh rửa sạch trám, lấy dao khía trên mỗi quả bốn năm đường rồi nhét phèn vào những vết khía ấy, nhai nhỏ nuốt dần. Cách này còn dùng để giã rượu.

Trám tươi 60g bỏ hạt, hành 15g, gừng tươi 10g, tử tô 10g. Tất cả đem sắc với 1.200ml nước, cô còn 500ml thì chế thêm một chút muối ăn, chắt lấy nước uống. Có công dụng giải khát thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe, điều hòa nội tạng, dùng cho các chứng đau đầu, đau họng, trướng bụng đau quặn và phong hàn cảm mạo.

Trám 12g, vỏ quýt 9g, đun lửa to hấp cách thủy cho chín rồi uống, mỗi ngày 1 lần, dùng để chữa chứng nôn mửa khi có thai.

(Kiến thức gia đình số 44)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.