| Hotline: 0983.970.780

Quan hệ với Trung Quốc: Vừa hợp tác, vừa đấu tranh

Thứ Năm 20/11/2014 , 08:50 (GMT+7)

Chiều 19/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo tình hình KT-XH và trả lời chất vấn trước Quốc hội về các giải pháp xử lý nợ xấu, chiến lược đầu tư biển đảo và chính sách đối ngoại…

Chưa tìm ra cơ chế

Đặt câu hỏi chất vấn, ĐB Nguyễn Thị Kim Bé đề nghị Thủ tướng cho biết giải pháp của Chính phủ để tạo mối liên kết vùng kinh tế ĐBSCL?

Đồng tình với mối quan tâm của ĐB, Thủ tướng cũng cho rằng trong một vùng có điều kiện KT-XH tương đồng thì yêu cầu liên kết hợp tác để phát triển là rất cần thiết: liên kết để khai thác tiềm năng, liên kết để cùng nhau ứng phó khắc phục khó khăn thách thức đặt ra mà riêng một tỉnh, địa phương xử lý rất khó…

Chính phủ đã giao Bộ KH-ĐT xây dựng quy chế liên kết hợp tác giữa các vùng của các vùng kinh tế trong đó có vùng ĐBSCL.

Nội dung liên kết đặt ra ở vùng ĐBSCL là cả 12 tỉnh phải hợp tác đầu tư có hiệu quả các dự án kết cấu hạ tầng xã hội trên cơ sở quy hoạch chung mà Chính phủ đã phê duyệt; Hợp tác để phát huy ba lợi thế của vùng là lúa gạo, thủy sản và trái cây; Hợp tác để sử dụng bền vững nguồn nước và ứng phó hiệu quả với lũ lụt; Hợp tác để nâng cao trình độ lao động, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và hợp tác để bảo đảm an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, theo Thủ tướng thì sự cần thiết đã rõ, nội dung đã rõ nhưng việc tổ chức xây dựng cơ chế hợp tác rất khó khăn và Chính phủ cần phải thảo luận thêm.

Trung Quốc mãi là láng giềng

ĐB Lê Nam và hòa thượng Thích Thanh Quyết đặt câu hỏi chất vấn Thủ tướng về chính sách đối ngoại với Trung Quốc sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và hành động Trung Quốc xây sân bay trên bãi đá Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam?

Trả lời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ quan điểm thẳng thắn: “Trung Quốc là nước láng giềng. Dù mưa nắng bão lũ gì thì vẫn mãi mãi là láng giềng. Việt Nam mong muốn Trung Quốc chân thành hợp tác để gìn giữ hòa bình. Chân thành hợp tác giải quyết bất đồng giữa hai nước về chủ quyền lãnh thổ biển đảo phù hợp với luật pháp quốc tế".

Thủ tướng gói gọn đường lối của Việt Nam trong mối quan hệ với Trung Quốc cũng như các nước trên thế giới là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Hợp tác đấu tranh để có hòa bình hữu nghị, để cùng có lợi, cùng phát triển và để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Đối với hành động cụ thể Trung Quốc xây dựng trái phép tại bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc trước dư luận quốc tế. Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhiều lần bày tỏ quan điểm phản đối tại các diễn đàn quốc tế.

Xem thêm
Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hàng trăm tấn rong trôi dạt vào biển Đồ Sơn, Cát Bà là rong mơ

HẢI PHÒNG Những ngày vừa qua, tại khu vực biển thuộc quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn xuất hiện hàng trăm tấn rong trôi dạt vào bờ, rồi tràn lên các bãi tắm.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.