| Hotline: 0983.970.780

Quản lý bệnh chổi rồng trên nhãn

Thứ Tư 15/10/2014 , 08:12 (GMT+7)

Trước mắt, biện pháp quản lý bệnh chổi rồng hiệu quả là kết hợp giữa biện pháp canh tác và biện pháp hóa học để kiểm soát nhện lông nhung.

Theo điều tra năm 2005, tỷ lệ nhiễm bệnh chổi rồng ở ĐBSCL là rất thấp với 1,1% diện tích nhãn, trong đó nhiều tỉnh, thành bệnh vẫn chưa xuất hiện như Vĩnh Long, Đồng Tháp… Tuy nhiên, sau đó bệnh chổi rồng đã lây lan khắp ĐBSCL và trở thành khu vực có tỷ lệ nhiễm nặng nhất cả nước.

Đến cuối tháng 8/2014, diện tích nhãn của 7 tỉnh, thành vùng ĐBSCL là gần 33.000 ha, trong đó diện tích nhiễm bệnh chổi rồng đã trên 15.390 ha (chiếm 46,7%) với 5.342 ha bị nhiễm nặng. Nặng nhất là Đồng Tháp và Vĩnh Long với tỷ lệ bệnh chổi rồng chiếm trên 75%.

Hiện tại, mặc dù nhiều cuộc khảo nghiệm đã được thực hiện, nhưng vẫn chưa đưa ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Trước mắt, biện pháp quản lý bệnh chổi rồng hiệu quả là kết hợp giữa biện pháp canh tác và biện pháp hóa học để kiểm soát nhện lông nhung.

Nhện lông nhung thường tấn công vào đọt, bông non nhưng sống chủ yếu trên các lá già của cây nhãn và các loại cây mâm xôi… Do đó, các cây này là cây trung gian để nhện lông nhung cư trú và tồn tại. Vì vậy cần phải lưu ý và kiểm soát nhện lông nhung trên các loại cây này.

Bệnh chổi rồng thường xuất hiện và gây hại nặng tại thời điểm ra đọt và ra bông. Bệnh tấn công trên đọt non làm cho lá không mở ra được, co cụm lại, nhánh bên phát triển mạnh, xếp sít nhau.

Bệnh gây hại trên bông, làm cho nụ hoa to hơn bình thường, hoa xếp sít nhau, nhụy hoa biến dạng, dẫn đến không đậu quả hoặc đậu rất ít, vì thế đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây nhãn.

Đối với vườn trồng mới, tuyệt đối không sử dụng giống ở những vườn nhiễm bệnh chổi rồng, nên sử dụng giống chứng nhận sạch bệnh bởi những Trung tâm giống đủ tiêu chuẩn. Chọn đất phù hợp và bón phân, tưới nước theo quy trình khuyến cáo.

Phun thuốc trừ nhện định kỳ vào các đợt lộc của cây. Thời điểm phun phòng trừ nhện hiệu quả nhất là lúc cây nhãn nhú đọt và giai đoạn lá lụa.

Tại Việt Nam, Takare 2EC đã được đăng ký trừ nhện lông nhung trên cây nhãn, vải; nhện đỏ và bọ cánh tơ trên cây chè; bọ trĩ trên cây nho, dưa chuột và dưa hấu; nhện gié trên cây lúa.
Sản phẩm được phân phối khắp khu vực trong cả nước thông qua các hệ thống đại lý và chi nhánh của Cty CP Nông dược HAI. Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Q.1, TP.HCM. Điện thoại tư vấn miễn phí: 1800.577.768; Website: www.congtyhai.com.

Chú ý phun thuốc lên toàn bộ phủ đều cây và tán cây. Đối với những vườn đã nhiễm bệnh, cần loại bỏ những cây không cho thu hoạch. Cắt bỏ và tiêu hủy toàn bộ các bộ phận bị bệnh, cắt vào cơi 1 của năm trước để lại 3 - 4 tập lá sao cho các cành phân bố đều trên bề mặt tán. Khi cây hoàn chỉnh cơi 1, tỉa bớt đọt để lại mỗi cành 1 - 2 đọt.

Nên sử dụng những loại thuốc đặc trị nhện lông nhung, thuốc ít độc, thuốc có nguồn gốc sinh học… Đồng thời có thể kết hợp một số loại thuốc trừ bệnh để giảm chi phí phun xịt như thuốc trừ khuẩn Bonnyl 4SL và thuốc trừ nấm Carbenda Supper 50SC của Cty CP Nông dược HAI.

Takare 2EC là thuốc loại thuốc trừ sâu thảo mộc với hoạt chất là Karanjin, chiết xuất từ cây đậu dầu. Đây là thuốc trừ sâu sinh học đặc trị nhện lông nhung trên nhãn.

Thuốc có thể được sử dụng đơn độc, phối hợp hoặc luân phiên với thuốc trừ nhện có hoạt chất sufur như Lipman 80WG để tăng hiệu lực phòng trừ nhện lông nhung.

Quy trình phun thuốc phòng trừ nhện lông nhung và ngừa bệnh chổi rồng trên nhãn có thể tóm tắt như sau:

Lần 1: Phun thuốc Takare 2EC lúc đa số cơi đọt 1 vừa nhú ra.

Lần 2: Phun thuốc Takare 2EC lúc đa số cơi đọt 2 vừa nhú ra.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm