| Hotline: 0983.970.780

Quản lý bệnh đốm sọc vi khuẩn hại lúa

Thứ Tư 05/11/2014 , 08:13 (GMT+7)

Thời tiết ngày càng biến đổi thất thường, nắng nóng, mưa to, gió lớn liên tiếp là điều kiện thuận lợi để cho bệnh bạc lá lúa, đốm sọc vi khuẩn phát sinh gây hại trên lúa.

Bệnh đốm sọc hay còn gọi bệnh sọc trong do vi khuẩn, thường xuất hiện vào giai đoạn cuối đẻ nhánh đến đứng cái. Khi mới bị bệnh trên phiến lá thường xuất hiện các vết đốm nâu chạy dọc theo gân lá, bệnh nặng cả ruộng lúa thường có màu vàng rực.

Bệnh bạc lá lúa hay còn gọi bệnh cháy bìa lá lúa, thường xuất hiện vào giai đoạn lúa đòng trổ. Khi bệnh mới xuất hiện, các mép lá bị héo xanh, sau đó lan dần vào trong phiến lá và từ trên xuống dưới, thường các lá bánh tẻ bị bệnh trước sau đó lan lên các lá non.

Bệnh nặng toàn bộ lá bị héo khô, teo tóp làm mất khả năng quang hợp của lá dẫn tới giảm năng suất. Sáng sớm nếu quan sát trên ruộng lúa bị bệnh sẽ thấy ở mép lá xuất hiện các giọt dầu màu vàng.

Bệnh thối thân vi khuẩn do vi khuẩn Erwinia sp gây ra, triệu chứng trên cây lúa rất dễ nhận biết do bộ lá hầu như bị cháy hoàn toàn, khi nhổ bụi lúa lên thì lúa bị đứt ngang gốc thân hoặc rễ rất ít, ngắn, bị thối đen và có mùi hôi do bị vi khuẩn gây bệnh thối thân và ngộ độc hữu cơ.

Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas Oryzae gây nên. Bệnh đốm sọc do vi khuẩn Pseudomonas Oryzae gây nên. Hai loại vi khuẩn này thường có sẵn trong tự nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi như trên lá lúa có vết thương do côn trùng, giập do gió bão hoặc ngập nước chúng sẽ tấn công.

Bệnh thường phát sinh gây hại nặng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, ruộng lúa bón phân không cân đối, đặc biệt là thừa đạm. Khi bị bệnh, lá lúa bị giảm quang hợp và vi khuẩn gây tắc các bó mạch dẫn đến giảm năng suất lúa trầm trọng.

Biện pháp quản lý bệnh: Để hạn chế bệnh phát triển và gây hại không nên sạ dày (nếu ruộng cấy phải cấy thưa 30 - 35 khóm/m2). Bón phân cân đối đạm, lân, kali, không bón thừa đạm, bón tập trung vào giai đoạn đầu vụ (bón lót và thúc đẻ nhánh) không bón quá muộn, tạo điều kiện cho dảnh lúa to, cây cứng, bản lá lúa dày hạn chế trầy xước khi gió va đập và có khả năng lành vết thương nhanh không cho vi khuẩn xâm nhập.

Phun thuốc phòng trừ bệnh vi khuẩn trên ruộng lúa bằng sản phẩm Bonny 4SL. Nếu cùng giai đoạn có xuất hiện bệnh đạo ôn hay áp lực bệnh nặng có thể kết hợp Bonny 4SL với Beam75WP để phòng trị bệnh đạo ôn và vi khuẩn cùng lúc, tiết kiệm được chi phí phun xịt.

Hiện nay, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Cy CP Nông dược HAI đã phân phối bộ sản phẩm HAI-BB (Bonny 4SL + Beam 75WP) tiện lợi cho việc phòng trị hai đối tượng gây bệnh trên.

Bonny 4SL là thuốc trừ bệnh sinh học với hoạt chất Ningnanmycin (40 g/l). Bonny 4SL có công nghệ phối chế tiên tiến hiện nay, có tính lưu dẫn mạnh, không ảnh hưởng trên cây trồng đặc biệt không gây đỏ lá khi phun trên lúa như các dòng thuốc trị khuẩn khác. Thuốc có phổ tác dụng rộng, phòng trị hiệu quả cao nhiều loại bệnh do vi khuẩn và nấm bệnh gây ra.

Tại Việt Nam, thuốc đăng ký phòng trừ bệnh bạc lá trên cây lúa, bệnh chết nhanh - chết chậm trên cây hồ tiêu, bệnh chết cây con ở cây lạc (đậu phộng), bệnh chạy dây cây dưa hấu, bệnh thối nhũn cây cải bắp, bệnh héo rũ cây cà chua, bệnh sương mai cây dưa chuột.

Sản phẩm được phân phối khắp khu vực trong cả nước thông qua các hệ thống đại lý và chi nhánh của Cty CP Nông dược HAI. Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Q.1, TP.HCM. Điện thoại tư vấn miễn phí: 1800.577.768; Website: www.congtyhai.com.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm