| Hotline: 0983.970.780

Quản lý chất lượng VTNN và ATVSTP: Bịt lỗ hổng, xử lý rắn

Thứ Năm 22/07/2010 , 09:22 (GMT+7)

Rất nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý đã được chỉ ra, cần phải sớm "bịt" lại thì mới có hi vọng kiểm soát tốt chất lượng VTNN và ATVSTP.

Cán bộ thú y kiểm tra chất lượng ATVSTP

Sau một thời gian giao cho các đơn vị liên quan rà soát, hôm qua Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với các đơn vị này về công tác quản lý chất lượng VTNN và ATVSTP. Rất nhiều lỗ hổng đã được chỉ ra, cần phải sớm "bịt" lại thì mới có hi vọng kiểm soát tốt chất lượng VTNN và ATVSTP. 

Thiếu đủ thứ

Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho hay, sau khi rà soát đến nay mới còn giống cây trồng, giống vật nuôi là chưa được kiểm soát về giá. Trong khi đó, các lĩnh vực khác được kiểm soát nhưng để xử lý các vi phạm thì lại chưa có chế tài mạnh, không đủ khả năng răn đe. Chánh Thanh tra Bộ Phạm Văn Hiền cho hay, đến nay mới chỉ có BVTV, thú y, phân bón là có quy định về xử phạt hành chính, còn các lĩnh vực khác chưa có. Tuy nhiên, mức xử phạt tối đa chỉ có 500 ngàn đồng. Ở đây, biện pháp phạt bổ sung mới là quan trọng nhất. Tức là phải tịch thu, tiêu hủy, cho chuyển đổi mục đích sản phẩm đó, sơ tái chế lại cho đảm bảo chất lượng, và cuối cùng là tước giấy phép kinh doanh nhưng chưa bao giờ chúng ta tước giấy phép kinh doanh cả, quá khó! 

"Mặt khác, ở địa phương nào hệ thống thanh tra mạnh thì mới dám thông báo, bởi sợ kiện. Hiện 63 Sở thì chỉ có 417 người, cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành"- ông Hiền nói. 

Thời gian qua chúng ta làm không tốt là do bộ máy bất cập, chuyên môn thấp, kinh phí cơ chế chính sách chưa tốt. Phải rà soát xem ở Sở, Chi cục có bao nhiêu thanh tra. Khi đó chúng ta mới bố trí lực nhân lực để phân cấp cho họ. Chứ còn như hiện nay thì không có cơ sở nào để nói với Chính phủ rằng nhân lực của chúng tôi thiếu. Chúng ta phải chuẩn bị tốt để chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công. (Bộ trưởng Cao Đức Phát)

Các Cục Chăn nuôi, Trồng trọt đều cho rằng, thiếu nhân lực, thiếu cơ chế nên rất khó xử lý phân bón, TĂCN, ATVSTP. Trong khi đó, chúng ta đang nuôi “báo cô” danh mục các sản phẩm vì thế số lượng sản phẩm công bố ngày càng lớn mà ta không biết được sản phẩm nào họ rút, sản phẩm nào DN mập mờ, chỉ đổi tên...Ông Phạm Đồng Quảng, Cục phó Cục Trồng trọt cho rằng, chúng ta phải yêu cầu các DN báo cáo các sản phẩm để thuận tiện cho mình theo dõi, kiểm tra, lấy mẫu. Và để đảm bảo việc này, chúng ta phải thu phí duy trì danh mục, chứ bây giờ để trong danh mục cũng chẳng sao cả, họ cứ công bố thôi. Vụ KHCN lại cho rằng, khó là vì hiện nay mỗi Cục, mỗi đơn vị làm một kiểu, chả ai giống ai.  

Vi phạm nặng, cấm lưu thông

Cục phó phụ trách Cục QLCL NLTS Nguyễn Như Tiệp – đơn vị được Bộ trưởng giao chủ trì về vấn đề này đang xây dựng biểu mẫu kiểm tra, quy trình kiểm tra, tiêu chuẩn...Ông Tiệp cho biết kiểm tra phát hiện sai phạm đã đề nghị khắc phục nhưng kiểm tra lại DN vẫn không khắc phục thì đưa lên công luận, cấm cho sản phẩm đó ra ngoài thị trường, không cho XK.

Chánh Thanh tra Bộ Phạm Văn Hiền cho hay, đến thời điểm này Thanh tra Chính phủ đã đồng ý về mặt nguyên tắc về việc thanh tra Bộ NN-PTNT nằm trong Thanh tra Chính phủ và hiện đang được Ủy ban Pháp luật của Quốc hội xem xét. Nếu hình thành được hệ thống này nhân lực, năng lực thanh kiểm tra, xử lý sẽ đảm bảo tốt hơn các yêu cầu đặt ra. 

Cái khó nhất để làm được hay không là nhân lực và kinh phí. Lấy kinh phí của cơ sở không được. Họ lấy xe đón mình đi làm, cho mình ăn thì làm sao làm được. Còn ở các địa phương không có ngân sách. Trước đây, Bộ đề nghị thì có vài tỉnh chi ngân sách, nhưnng được dăm triệu nên không duy trì được lâu. (Cục phó Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương)

Bộ trưởng Cao Đức Phát phê bình Cục QLCL NLTS rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn quá chậm. "Chúng ta cần theo dõi một cách có hệ thống các cơ sở VTNN, sản phẩm nông nghiệp và đưa ra một quy trình kiểm tra, phân loại... Khi kiểm tra lần thứ nhất, cơ sở nào đạt thì sau 1-2 năm chúng ta đi kiểm tra lại. Cơ sở nào có sai phạm thì nửa tháng, nửa năm sau cho kiểm tra lại. Cơ sở nào lỗi nặng thì chúng ta cho thời hạn sửa. Nếu không sửa thì xử lý theo mức độ. Phải đưa ra một quy trình và quy trình này kiểm tra cả trong nước lẫn nước ngoài"- Bộ trưởng nói. Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị yêu cầu rà soát lại hệ thống pháp lý, cái nào có cái nào chưa có, cái nào cần bổ sung. Trong 2 tuần nữa phải ban hành.

“Cơ sở sản xuất sai, mình lấy mẫu phát hiện thì phải thu hồi sản phẩm của lô đó trong bao nhiêu ngày. Phải có quy định chứ không tùy tiện nói mồm với nhau được, họ kiện mình là mình thua. Đến thời điểm này mới có Cục Thú y có thu hồi sản phẩm, còn tất cả không có. Từ giờ đến cuối năm phải bịt hết lỗ hổng về mặt pháp lý. Phạt bây giờ mà mấy trăm ngàn thì họ sẵn sàng nộp phạt ngay. Cái đó không có nhiều ý nghĩa. Phải chuẩn bị chắc chắn để thực hiện tổng tiến công....Quan điểm là nếu cơ sở làm bậy thì buộc phải bồi thường cho người sử dụng. Tinh thần là tháng 7/2011 chúng ta phải hoàn chỉnh hệ thống dưới luật và triển khai"- Bộ trưởng khẳng định.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm