| Hotline: 0983.970.780

Quản lý dinh dưỡng lúa vụ ĐX ở Tây Nguyên

Thứ Sáu 04/01/2013 , 10:08 (GMT+7)

Ở Tây Nguyện nói chung và Đăk Lăk nói riêng, vụ lúa ĐX là vụ lúa chính trong năm. So với các tỉnh khác trong cả nước, tiềm năng năng suất vụ lúa ĐX ở đây cao nhất.

(Diễn giả: KS Nguyễn Văn Sinh, PGĐ Sở NN-PTNT Đăk Lăk; ThS. Nguyễn Văn Cao, Trưởng trạm BVTV huyện Krông Pách – Đăk Lăk)

TIỀM NĂNG NĂNG SUẤT CAO

Ở Tây Nguyện nói chung và Đăk Lăk nói riêng, vụ lúa ĐX là vụ lúa chính trong năm. So với các tỉnh khác trong cả nước, tiềm năng năng suất vụ lúa ĐX ở đây cao nhất. Các cánh đồng lúa nước chủ yếu trên nền đất bazan đen nên rất màu mỡ và có cấu tượng tốt.

Thông thường các huyện có diện tích lúa nước lớn và chủ động nước tưới như Eakar, Krông Pách có năng suất vụ này lên tới 8 tấn/ha, cao hơn 1 tấn so với ruộng nơi khác có cùng điều kiện chăm bón.

Có được điều đấy nhờ điều kiện khí hậu của Tây Nguyên có bức xạ cao và mức chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, lên đến 6-8 độ C, là điều kiện tối hảo cho việc tích lũy vật chất mà cây quang hợp được. Tuy nhiên, đấy là trong điều kiện bình thường, còn khi chênh lệch nhiệt độ cao hơn, nhất là khi cây lúa còn non thì lại không tốt cho cây và năng suất sẽ giảm.

Cả hơn chục năm nay, vụ ĐX ở Tây Nguyên đều được mùa nhưng năm nay thấy đang xuất hiện nhiều trở ngại do việc biến đổi bất thường của khí hậu, lượng mưa thấp so với bình quân nhiều năm, nhất là các huyện như Lăk, Krông Pách lượng mưa chỉ bằng 70% nên có nhiều diện tích không chủ động nước tưới không thể gieo sạ được.

Mặt khác, có thể nền nhiệt độ Tây Nguyên năm nay cũng sẽ thấp hơn so với nhiều năm sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây. Trước khó khăn trên, chỉ đạo của ngành NN Đăk Lăk là tập trung thâm canh để lấy năng suất bù vào diện tích không gieo cấy được.

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TỔNG HỢP

Cũng giống như các nơi khác, muốn có năng suất cao thì cây lúa phải được chăm bón để cây khỏe ngay từ khi gieo sạ. Các biện pháp kỹ thuật như là cày ải trước khi gieo 20 - 30 ngày để có thời gian phân hủy hết các chất hữu cơ vốn là tàn dư thực vật của vụ trước.

Ông cha ta có câu “hòn đất nỏ bằng giỏ phân” vì khi cày ải thì đất sẽ thoáng khí, tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất hoạt động, sẽ khoáng hóa các chất hữu cơ khó tiêu thành dễ tiêu, đất tơi nên rễ cây nhanh chóng phát triển sâu hút được nhiều dinh dưỡng, không đổ ngã. Ngoài ra, biện pháp trên còn tiêu diệt cỏ, ốc và các mầm bệnh gây hại khác.

Việc bón phân cho lúa phải tuân thủ quy tắc "4 đúng". Tuy nhiên, trên đại thể, với lúa ĐX nền phân bón nên đạt khoảng 100 N, 40 P2O5 và 50 K20. Tùy từng điều kiện cụ thể như giống, độ màu mỡ của đất, nước tưới mà có thể gia giảm 10-15%.

Trong 3 yếu tố phân bón trên thì cần phải dè chừng bón dư thừa phân đạm, vì nếu thừa thì cây lúa không khỏe, dễ nhiễm sâu bệnh và năng suất không đạt. Phải chia phân thành 3 lần bón, lần 1 từ 8 - 10 ngày sau sạ, lần 2 từ 18 - 21 ngày sau sạ và lần 3 khoảng 42 - 45 ngày sau sạ.

Ngoài 3 yếu tố dinh dưỡng chính là đạm, lân và kali trên thì các nguyên tố trung vi lượng như can xi, ma giê, silic, kẽm… rất cần thiết cho cây. Trước đây, khi chưa thâm canh tăng vụ và rừng còn nhiều thì các nguyên tố trung vi lượng này có sẵn trong đất đủ cho nhu cầu của cây nhưng nay thì đang bị thiếu hụt.

Với điều kiện Tây Nguyên cần đặc biệt chú ý nguyên tố magiê, khi cây trổ hoặc mới trổ mà gặp rét thì việc thụ tinh bị hạn chế nhiều, lá lúa chuyển sang màu nâu vàng. Việc sử dụng các chế phẩm giàu Magiê qua lá sẽ giúp cây hạn chế được tác hại.

NÊN SỬ DỤNG PHÂN ĐẠM HẠT VÀNG VÀ PHÂN CHUYÊN DÙNG

Có thể sử dụng phân đơn hoặc phân NPK cho lúa. Tập quán sử dụng phân cho lúa của đồng bào Tây Nguyên hiện nay đang nghiêng về phân đơn vì tính theo mỗi đơn vị dinh dưỡng thì dùng phân đơn rẻ hơn NPK khoảng 15%. Nếu sử dụng phân đơn thì nên sử dụng Đạm hạt vàng 46 A+ vì sẽ tiết kiệm được 25% chi phí phân đạm.

Hiện có nhiều hãng SX phân chuyên dùng nhưng phân chuyên dùng Đầu trâu của Bình Điền có uy tín hơn cả, bởi ngoài các yếu tố dinh dưỡng trung vi lượng, sản phẩm của Bình Điền còn có Agrotain chống thất thoát đạm, có Penax, chất điều hòa giúp cây lúa chịu đựng rét và hạn hán rất tốt.

Phân Đạm hạt vàng 46A+ bản chất là phân urê, có hàm lượng đạm chiếm 46%, nhưng do có Agrotain nên sẽ giảm được 25% thất thoát do bay hơi. Hiện nay nhà SX đóng gói 35 kg/bao nhưng giá trị dinh dưỡng của bao này bằng bao 50 kg urê thông thường. Ông Vũ Thế Huynh, nông dân thị trấn Phước An huyện Krông Pách cho biết qua 3 vụ "xài" phân Đạm hạt vàng, ruộng ông đều có hiệu quả cao hơn.

Nếu sử dụng phân NPK thì nên sử dụng phân NPK chuyên dùng cho lúa. Phần lớn các phân chuyên dùng cho lúa đều là NPK +TE. TE là viết tắt của từ trung vi lượng, nghĩa là ngoài 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là Đạm, Lân, Kali thì nhà SX còn them vào một hàm lượng nhất định các nguyên tố trung vi lượng. Giá của phân chuyên dùng thường cao hơn 15% so với phân đơn, tuy nhiên hiệu quả mang lại sẽ lớn hơn nhiều do đã cân đối và đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất