| Hotline: 0983.970.780

Quản lý rủi ro thiên tai: Quan trọng là nâng cao nhận thức của nhân dân

Chủ Nhật 15/08/2010 , 20:44 (GMT+7)

Dự án Quản lý rủi ro thiên tai đã góp phần giảm bớt tổn thương cho người dân trước thảm hoạ của thiên nhiên.

Biến đổi khí hậu, bão lũ… gây nhiều thiệt hại về người và tài sản

Cục Quản lý Đê điều và phòng chống lụt bão và Ban Quản lý Trung ương các dự án Thuỷ lợi (CPO) thuộc Bộ NN-PTNT hôm qua (12/8) cho biết, dự án Quản lý rủi ro thiên tai đã góp phần giảm bớt tổn thương cho người dân trước thảm hoạ của thiên nhiên.

Tại tỉnh Bến Tre, nơi thường xuyên phải chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, bão lũ, sạt lở, hạn hán và nhiễm mặn, theo số liệu chính thức của Ngân hàng thế giới (WB), trong vòng hơn một thập kỷ qua (từ 1995 -2008), thiên tai đã cướp đi của tỉnh này mạng sống của 124 người, làm bị thương 731 người, phá nát gần 130.000 nhà dân, tổng thiệt hại về vật chất khoảng 4.613 tỷ đồng.

Ngoài ra, thảm họa trên làm gia tăng sự phân hoá mức sống dân cư, làm cản trở và làm chậm quá trình xoá đói giảm nghèo ở những vùng thường xuyên phải đối mặt, khiến nhiều hộ gia đình vừa thoát khỏi cảnh nghèo đói lại bị tái nghèo. Thiên tai còn làm ảnh hưởng đến phát triển giáo dục, phá hoại cơ sở hạ tầng giáo dục, gián đoạn thời gian đến trường của học sinh, đặc biệt là ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường sức khoẻ cộng đồng.

Do vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng thiên tai nhiều nhất trên thế giới. Theo Tổng cục Thống kê, mỗi năm thiên tai đã gây thiệt hại tương đương 1,5%GDP, làm chết và bị thương hàng trăm người. Đặc biệt, chuyên gia trong lĩnh vực này dự báo, Việt Nam sẽ là một trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Thực tế diễn biến thời tiết và thiên tai những năm gần đây đã cho thấy dự báo trên là hoàn toàn có cơ sở, khi hạn hán ngày càng nghiêm trọng, nắng nóng gay gắt và kéo dài trên diện rộng; tình trạng nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào đất liền; mưa lũ gây úng ngập tại nhiều địa phương; mỗi năm hàng chục cơn bão mạnh đổ bộ vào đất liền...

Nhận thức được điều này, chiến dịch truyền thông về quản lý rủi ro thiên tai được chương trình Thông tin, Nhận thức và Giáo dục (TT,NT&GD) do Bộ NN-PTNT phối hợp với WB thực hiện thí điểm tại nhiều tỉnh vùng ĐBSCL, Thừa Thiên Huế đã đem lại hiệu quả thiết thực. Theo bà Huỳnh Thị Trúc, điều phối viên của dự án tại tỉnh Bến Tre, chương trình thực hiện tại tỉnh từ năm 2007 tại các huyện Ba Tri, Chợ Lách đã tổ chức 53 lớp tập huấn về phòng chống giảm nhẹ thiên tai, lập “kế hoạch làng xa an toàn” cho cộng đồng, thu hút 6.500 lượt người tham gia, chủ yếu là đồng bào dân tộc. Từ những nỗ lực tuyên truyền, dự án đã là thay đổi cơ bản nhận thức người dân như khắc phục thái độ chủ quan không chịu sơ tán trước nguy cơ bão lớn, chủ động neo chằng nhà cửa, tích trữ lương thực, thuốc men; theo dõi sát sao dự báo thời tiết...

Thông qua đó, các cấp chính quyền địa phương đã thực sự vào cuộc, lê kế hoạch chi tiết ứng phó rủi ro thiên tai. Lập kế hoạch “quản lý rủi ro thiên tai” cấp tỉnh huy động tất cả các cấp ngành vào cuộc; hỗ trợ xây đê biển Ba Tri ngăn ngừa nước biển, thuỷ triều tàn phá nhằm bảo vệ cho 41.157 người dân cùng 10.728 ha đất canh tác. Sau 4 năm thực hiện dự án, Bế Tre đã cơ bản chủ động đối phó được thiên tai, không còn xảy ra những thiệt hại nghiêm trọng do chủ quan, bất cẩn. Hiệu quả từ những hoạt động trên càng khẳng định nội dung Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”, bà Trúc chia sẻ.

Hiện Bộ NN&PTNT đã xây dựng đề án chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai toàn quốc kéo dài từ 2011-2016. Mục tiêu truyền thông được đề án xem là yếu tố quan trọng trong vận động, thay đổi nhận thức người dân.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm