| Hotline: 0983.970.780

Quản lý và truyền thông

Thứ Ba 16/10/2012 , 09:36 (GMT+7)

Gs Bill Allen nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của giới truyền thông khi đề cập đến cây GM trên tinh thần minh bạch thông tin và có cơ sở khoa học.

…Đến quản lý và truyền thông

>> Gặp gỡ ở Missouri

15 năm khởi đầu của việc trồng cây biến đổi gen thế giới mới ghi nhận 33 sự kiện gen được thương mại hóa thì trong vòng 5 năm tới con số này là 90, trong đó 50% tập trung ở Châu Á. Tốc độ phát triển nhanh đòi hỏi phải tăng cường quản lý sản phẩm GM.

Việc quản lý GM ở Mỹ do 3 cơ quan đảm trách: Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS), Cơ quan Quản lý môi trường (EPA) và Cục Thực phẩm & dược phẩm (FDA). Quy trình quản lý rất nghiêm ngặt. Một Cty từ khi có ý tưởng chuyển gen đã đăng ký bảo hộ ý tưởng với FDA. Kể từ đây mỗi công đoạn trong quá trình tạo giống cho đến việc thương mại hóa đều được tư vấn. Giống tạo ra, Cty đăng ký khảo nghiệm với APHIS nêu rõ địa điểm, phương pháp, diện tích… Dưới 4 ha thì chỉ xin phép APHIS, trên 4 ha phải xin phép EPA. Vi phạm quy định bị phạt tối đa 500.000 USD.

Sau khi APHIS thẩm định thấy đầy đủ tính trạng như đăng ký thì phóng thích. Từ đây EPA kiểm soát, đánh giá. Chỉ tiêu đánh giá cây trồng GM tác động đến môi trường gồm: Nguy cơ gây dị ứng; có tồn gen lạ trong đất, có dễ tiêu hủy không; có gây hại cho thỏ chuột, côn trùng có ích, tôm cá không? ...

Họ yêu cầu Cty cung cấp phương pháp kiểm tra nhận dạng chất thải của cây GM ra môi trường. Nếu phương pháp không hợp lý thì toàn bộ kết quả nghiên cứu bị hủy. Còn FDA sẽ quản lý an toàn thực phẩm cho người và thức ăn chăn nuôi theo nguyên tắc thành phần dinh dưỡng như thực phẩm truyền thống và gen quy định tính trạng không có hại.


Các nhà khoa học VN và Mỹ trao đổi về cây GM tại phòng thí nghiệm ĐH Missouri

Thời gian trình hồ sơ lên để được FDA phê chuẩn cho phép thương mại hóa chừng 12 tháng. Trường hợp các Cty cho rằng cơ quan thẩm định sai thì Cty cũng không có quyền kiện! Nghe các cơ quan quản lý của Mỹ trình bày, chúng tôi hỏi:

- VN đã cho phép khảo nghiệm cây GM ở khía cạnh an toàn sinh học theo phương pháp và quy chuẩn quốc tế về CNSH. Ý kiến các ông về vấn đề này ra sao?

"Có lẽ không cần thiết phải như vậy. FDA và EPA đã khảo nghiệm cơ bản kỹ rồi, VN không cần phải làm lại. Nếu thử thì làm trên diện rộng để xem quần thể có khác lạ không chứ sản phẩm chắc chắn an toàn rồi",  TS Richard, người của FDA nói.

Tôi chợt nhớ lần tiếp xúc với TS David Cason một chuyên gia về môi trường giàu kinh nghiệm, ông nói rằng, VN nên quan tâm đến độ phơi nhiễm khi trồng cây GM ở các vùng đất, xem khả năng phát tán nguồn protein GM ra sao. Trước đó nên làm ở phòng thí nghiệm xem nồng độ protein liều lượng nào thì lây nhiễm đến đâu. Nếu làm thí nghiệm không thấy thì không cần làm trên đồng ruộng. 

Diện tích cây GM  trên thế giới

Cây trồng Thế giới (%)

Mỹ (%)

Ngô

29

86

Đậu tương 81 93
Bông 64 93
Cải dầu 23 96

Nguồn Bộ Nông nghiệp Mỹ 2012 

Chia sẻ với chúng tôi khi lo ngại vì lợi nhuận ,các Cty sẽ gian lận trong hồ sơ làm sao thẩm định được, PGĐ Trung tâm đánh giá rủi ro môi trường, TS Andrew Robert nói:

"Chúng tôi có HĐTV gồm những chuyên gia giỏi ở Mỹ và nhiều nước tiên tiến tự nguyện thẩm định hồ sơ. Họ không được hưởng bất cứ quyền lợi gì, chỉ đơn thuần vì đạo đức khoa học. Vì thế đừng hy vọng mua chuộc họ. Thật ra người ta tin nhau; dân chúng cũng đặt niềm tin vào các cơ quan thẩm định. Xã hội được xây dựng trên cơ sở của những niềm tin chứ, phải không?". Ông nói và quay sang tôi.

"Tôi đã từng bị ám ảnh bởi điều này. Gs Bill Allen giảng dạy về báo chí khoa học tại Trường Báo chí Missouri, trường báo chí lâu đời nhất nước Mỹ nói rằng các cơ quan quản lý nhà nước đã bao năm nay xây dựng niềm tin cho dân chúng nên họ tin. Nhiều người Mỹ tin cả những điều mình không hiểu”, ông nói và cười sảng khoái.

Vì thế ông nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của giới truyền thông khi đề cập đến cây GM trên tinh thần minh bạch thông tin và có cơ sở khoa học. Ở Mỹ, trước những vấn đề KHCN mới như cây GM chẳng hạn nếu truyền thông không ủng hộ thì là một thử thách cho Chính phủ và thiệt thòi cho dân chúng. Bởi thế trước những vấn đề mới còn tranh cãi, Chính phủ phải có chính kiến rõ ràng dựa trên bằng chứng khoa học và thuyết phục truyền thông để họ thông tin chuẩn. Đừng để truyền thông phải đính chính.


GS Bill Allen trao đổi với tác giả về tương tác truyền thông

Nên nhớ Mỹ cũng đang đi theo hướng tạo giống cây GM chịu hạn. Họ cho biết, từ ý tưởng đến tạo ra sản phẩm được thương mại hóa mất trên 10 năm. Và tuổi thọ giống đó là bao nhiêu khó mà tiên lượng được. Nhưng chúng ta cứ kỳ vọng như đã từng chứng kiến những thành quả của họ trong việc tạo ra các giống ngô mới của VN

Trao đổi với các nhà khoa học VN, Gs Bill Allen cho rằng đừng đe dọa, căng thẳng với báo chí: “Những nhà báo mới vào nghề, đôi khi vì áp lực thời gian, họ không có điều kiện tham vấn các nhà khoa học nên viết không đúng thì ta phải có trách nhiệm hướng dẫn họ. Thân thiện, cởi mở với truyền thông, giúp họ hiểu biết về lĩnh vực khoa học của mình là con đường ngắn nhất để TBKH đến được với công chúng”.

Ông cũng cảm thấy tiếc khi ngày nay truyền thông chỉ coi trọng giải trí, sao nhãng khoa học. Đã thế trong những năm qua giới truyền thông khắt khe với chương trình CNSH trong nông nghiệp. Họ chỉ nhằm vào những rủi ro an toàn thực phẩm, môi trường… Trong khi đó nói về CNSH trong nghề Y, Dược phẩm thì truyền thông ưu ái hơn. Trường ĐH Missouri cũng bày tỏ sẵn sàng hợp tác với các nhà khoa học VN, xây dựng Tap chí Khoa học có uy tín quốc tế; giúp công bố nghiên cứu khoa học trên ấn phẩm quốc tế.

Trước khi tham dự chương trình này, tôi được biết các nhà khoa học nghiên cứu ngô đang nỗ lực tạo ra cây GM theo cách của VN. Họ ưu tiên cho cây GM có gen chịu hạn, sẵn sàng đối phó với biến đổi khí hậu. Nếu mọi việc suôn sẻ thì năm 2015, chúng ta có thể chào đón sự kiện chuyển gen này. Lẽ dĩ nhiên từ sự kiện đó đến việc phóng thích giống là con đường còn gian nan.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất